Xuất hiện 1,7 triệu tệp chứa mã độc trong giao thức điều khiển máy tính từ xa Biến động do đại dịch Covid 19 đã khiến nhiều người sử dụng mạng làm phương tiện làm việc, việc điều khiển máy tính từ xa trong năm 2020 tăng 242% so với năm 2019 và xuất hiện 1,7 triệu tệp chứa mã độc. |
Bộ Công an cảnh báo tin tặc giả thông báo của Thủ tướng Chính phủ để phát tán mã độc Theo Bộ Công an, tin tặc đã phát tán mã độc qua thư điện tử có đính kèm tập tin word có tiêu đề “Chi Thi cua Thu tuong nguyen xuan phuc.lnk” giả dạng thông báo của Thủ tướng Chính phủ về dịch COVID-19. |
Chiến dịch “Rà soát và bóc gỡ mã độc trên toàn quốc năm 2020” đạt kết quả ấn tượng. |
Được triển khai thông qua website https://khonggianmang.vn/chiendich2020 trong thời gian từ tháng 9 đến tháng 12/2020, Chiến dịch được thực hiện đồng bộ tại tất cả các tỉnh, thành phố từ cấp địa phương đến trung ương.
Nhờ đó, số lượng địa chỉ IP của các máy tính nằm trong các mạng máy tính nhiễm virus (IP Botnet) đã giảm mạnh (từ hơn 2 triệu địa chỉ IP xuống còn trên 1,3 triệu).
Đáng chú ý, trong số trên 900.000 lượt máy tính tham gia rà quét mã độc, có trên 300.000 máy (chiếm tới 1/3) máy tính bị lây nhiễm mã độc đã được các đơn vị tham gia chiến dịch phát hiện và hỗ trợ bóc gỡ.
Không những nhận được sự ủng hộ của đông đảo người dùng Internet Việt Nam, Chiến dịch đã đạt được mục tiêu đề ra là giảm 50% tỉ lệ lây nhiễm mã độc, giảm 50% địa chỉ IP Việt Nam nằm trong mạng botnet.
Chiến dịch “Rà soát và bóc gỡ mã độc trên toàn quốc năm 2020” được Bộ Thông tin và Truyền thông giao NCSC chủ trì, phối hợp cùng các các doanh nghiệp trong và ngoài nước (các tập đoàn VNPT, Viettel, BKAV, FPT, CMC, Hanoi Telecom...) thực hiện.
Theo đánh giá của các chuyên gia, đây là chiến dịch quy mô lớn, được triển khai trên diện rộng, hướng tới việc bảo đảm an toàn, lợi ích của cộng đồng, doanh nghiệp, cá nhân và gia đình có thiết bị kết nối internet trên môi trường mạng.
Sau 3 tuần triển khai, đã có hơn 5 triệu lượt tiếp cận chiến dịch qua nhiều kênh thông tin trên mạng internet, các website, mạng xã hội... Nhiều cá nhân, tổ chức đã tham gia truy cập, rà soát, bóc gỡ miễn phí cho hàng nghìn máy tính của doanh nghiệp, cá nhân bị nhiễm virus, mã độc. Thống kê cho thấy, số lượt đơn vị, cá nhân liên hệ phản hồi qua các kênh thông tin về chiến dịch đạt khoảng 17.000 lượt.
Theo nghiên cứu của một số hãng bảo mật uy tín đã khảo sát trên phạm vi toàn cầu, tình trạng lây nhiễm mã độc tại Việt Nam thời gian gần đây mặc dù có giảm song vẫn ở mức cao so với các nước trên thế giới.
Theo thống kê tại thời điểm trung tuần tháng 9/2020, Việt Nam có khoảng 16 triệu địa chỉ máy tính đang theo giao thức internet thế hệ 4 (gọi tắt là IPv4), trong đó khoảng 3 triệu địa chỉ IP thường xuyên nằm trong danh sách đen của nhiều tổ chức quốc tế; hơn 2 triệu địa chỉ IP thường xuyên nằm trong các mạng máy tính bị nhiễm virus lớn nhất toàn khu vực và quốc tế.
Cảnh báo mã độc nguy hiểm tấn công ngân hàng và hạ tầng quan trọng của quốc gia |
Diễn tập xử lý, phòng chống mã độc tiền ảo qua lỗ hổng phần mềm |