Việt Nam kêu gọi bảo vệ người dân tại các quốc gia có xung đột đồng thời có dịch Covid-19

2024-12-21 13:07:04
Chủ tịch Đại hội đồng LHQ Tijjani Muhammad Bande và hơn 400 đại biểu chúc mừng quốc khánh Việt Nam

Vừa qua, Phái đoàn Việt Nam tại New York đã tổ chức Lễ kỷ niệm 75 năm Ngày Quốc khánh 2/9 dưới hình thức trực ...

Việt Nam cử thêm 10 sĩ quan làm nhiệm vụ Gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc

Chiều 18/8, Bộ Quốc phòng đã trao quyết định của Chủ tịch nước và giao nhiệm vụ cho các sĩ quan đi làm nhiệm vụ ...

Hội đồng Bảo an nghe báo cáo về tình hình thực hiện Nghị quyết 2532 (2020) về Đại dịch COVID-19. (Nguồn: UN)

Phó Tổng Thư ký LHQ Rosemary DiCarlo cho rằng đại dịch COVID-19 đã và đang làm suy giảm lòng tin của người dân vào chính quyền, làm trầm trọng thêm tình hình nhân đạo tại nhiều khu vực, cản trở các tiến trình hòa bình và chính trị, đồng thời, một số bên xung đột có xu hướng lợi dụng sự bất ổn của đại dịch để giành lợi thế.

Bà DiCarlo cho biết mặc dù lời kêu gọi ngừng bắn nhân đạo của Tổng Thư ký được cam kết ủng hộ rộng rãi song không có cơ chế kéo dài và bảo đảm thực hiện hiệu quả. Bà DiCarlo kêu gọi HĐBA và các nước lớn, có ảnh hưởng đến các bên xung đột, tăng cường ủng hộ và dẫn dắt thực hiện lời kêu gọi ngừng bắn. Bà cũng báo cáo HĐBA về những sáng kiến và nỗ lực duy trì chức năng hòa giải, thúc đẩy đối thoại của LHQ nhằm thích nghi với các thách thức do đại dịch.

Theo Phó Tổng Thư ký LHQ Jean-Pierre Lacroix, các phái bộ của LHQ đã áp dụng nhiều biện pháp ngăn ngừa và kiểm soát đại dịch COVID-19 trong phái bộ và trong cộng đồng dân cư, hỗ trợ quốc gia chủ nhà ứng phó với đại dịch, hỗ trợ chữa bệnh cho người dân địa phương, đồng thời, áp dụng các biện pháp thích ứng nhằm duy trì việc thực hiện các chức năng của phái bộ, tập trung vào hỗ trợ các tiến trình chính trị và bảo vệ thường dân.

Phó Tổng Thư ký LHQ Mark Lowcock cho rằng, trong trung và dài hạn, những quốc gia dễ bị tổn thương nhất và những quốc gia có xung đột sẽ chịu tác động mạnh mẽ nhất từ đại dịch COVID-19. Ông bày tỏ quan ngại số lượng ca mắc COVID-19 tại những quốc gia có xung đột được cho là không cao, nhưng việc thiếu thông tin, thiếu xét nghiệm và tâm lý người dân không muốn điều trị, cách ly có thể là nguyên nhân không thể xác định rõ con số thực tế.

Ông Mark Lowcock cũng nhấn mạnh tác động gián tiếp nghiêm trọng nhất của COVID-19 là về kinh tế, nhất là thương mại bị gián đoạn, giá cả hàng hóa tăng cao, nguồn kiều hối sụt giảm, các biện pháp hạn chế đi lại làm cản trở cơ hội sinh kế của người dân, nạn đói thêm trầm trọng.

Các nước thành viên HĐBA LHQ kêu gọi các bên trong xung đột thực hiện đầy đủ Nghị quyết 2532; tăng cường thực hiện lời kêu gọi ngừng bắn nhân đạo của Tổng Thư ký; ủng hộ và hỗ trợ nhân đạo cho các quốc gia có xung đột; bày tỏ hoan nghênh các nỗ lực của LHQ điều chỉnh và thích ứng hoạt động của các phái bộ gìn giữ hòa bình nhằm duy trì hoạt động, đồng thời, hỗ trợ quốc gia chủ nhà và bảo vệ sức khỏe của các nhân viên gìn giữ hòa bình.

Theo TTXVN, Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại LHQ, cho rằng Nghị quyết 2532 cần được thực hiện đầy đủ thông qua việc tuân thủ và thực hiện hiệu quả lời kêu gọi ngừng bắn của TTK LHQ và của Nghị quyết; tập trung bảo vệ người dân tại các quốc gia có xung đột, bị khủng hoảng nhân đạo; tăng cường đoàn kết và điều phối các nỗ lực ở tất cả các cấp quốc gia, khu vực, quốc tế và những chủ thể liên quan trong chuẩn bị, ứng phó và phục hồi sau đại dịch COVID-19; bảo đảm duy trì hoạt động gìn giữ hòa bình trong trạng thái "bình thường mới", đóng góp vào giải pháp lâu dài duy trì hòa bình bền vững và phát triển.

Nghị quyết 2532 được HĐBA thông qua ngày 1/7/2020 với sự ủng hộ của toàn bộ 15 nước ủy viên HĐBA. Nghị quyết 2532 hối thúc tất cả các bên đang tham chiến ngay lập tức ngừng bắn trong ít nhất 90 ngày để tạo điều kiện cho các hoạt động vận chuyển hàng hóa cứu trợ nhân đạo diễn ra an toàn, thuận lợi, bảo đảm hàng cứu trợ tới được những người đang cần giúp đỡ, hỗ trợ công tác cứu trợ và sơ tán y tế.

Văn kiện này cũng yêu cầu Tổng Thư ký LHQ hỗ trợ bảo đảm tất cả các cơ quan trực thuộc tăng tốc ứng phó với đại dịch COVID-19, đặc biệt lưu ý tới các nước có nhu cầu cấp thiết, những nước đang xảy ra xung đột hay khủng hoảng nhân đạo.

Nghị quyết yêu cầu Tổng Thư ký LHQ chỉ thị các phái bộ gìn giữ hòa bình hỗ trợ, trong phạm vi nhiệm vụ, năng lực của mình, hỗ trợ chính quyền nước sở tại kiểm soát dịch bệnh. Tổng Thư ký LHQ và các nước thành viên LHQ cần thực hiện tất cả các biện pháp thích hợp để bảo đảm an toàn, an ninh và sức khỏe của tất cả các nhân viên LHQ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Nghị quyết thừa nhận vai trò quan trọng của phụ nữ trong những nỗ lực ứng phó với dịch COVID-19, cũng như những tác động tiêu cực của đại dịch, đặc biệt là tác động kinh tế, xã hội đối với phụ nữ và trẻ em gái, trẻ em, người cao tuổi, người sơ tán trong nước, người khuyết tật,... bảo đảm sự tham gia đầy đủ, bình đẳng và hiệu quả của nữ giới và thanh niên trong ứng phó với đại dịch.

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh dự Phiên thảo luận mở Cấp cao HĐBA LHQ

Cho rằng "cuộc chiến chống COVID-19 là cuộc chiến không của riêng ai," Phó Thủ tướng, khẳng định cam kết của Việt Nam và kêu ...

Khóa họp 44 của Hội đồng Nhân quyền LHQ: Việt Nam tái khẳng định chính sách nhất quán thúc đẩy và bảo vệ các quyền con người

Ngày 30/6 tại trụ sở Liên hợp quốc ở Geneva, Thụy Sỹ, Khóa họp lần thứ 44 của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc ...

Top