Công ước về trấn áp việc buôn bán người và bóc lột mại dâm người khác

2024-12-21 13:08:09
Công ước về chống phân biệt đối xử trong việc làm và nghề nghiệp của ILO (Công ước số 111, 1958)
Công ước về quyền của người khuyết tật (ICRPD), 2006
Ảnh minh họa.

Các nước ký kết công ước,

Xét thấy, mại dâm và tệ nạn buôn bán người nhằm mục đích mại dâm là trái với nhân phẩm và giá trị con người, và làm tổn hại đến hạnh phúc của mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng.

Xét thấy, để ngăn chặn nạn buôn bán phụ nữ và trẻ em, đã có những văn kiện quốc tế dưới đây:

1. Công ước quốc tế về ngăn chặn việc buôn bán nô lệ da trắng ngày 18-5-1904, đã được sửa đổi theo Nghị định thư được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 3-12-1948.

2. Công ước quốc tế về ngăn chặn việc buôn bán nô lệ da trắng ngày 4-5-1910, đã được sửa đổi theo Nghị định thư trên.

3. Công ước quốc tế về ngăn chặn việc buôn bán phụ nữ và trẻ em ngày 30-9-1921, đã được sửa đổi theo Nghị định thu được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 20-10-1947.

Các trừng p 1. giữ, cui 2. điểm n Điều Tr thực h hành Điêu T với n trừng 1933, đã được sửa đổi theo Nghị định thư trên.

Xét thấy, Hội Quốc liên, trong năm 1937, đã chuẩn bị dự thảo một công ước nhằm mở rộng phạm vi của những văn kiện kể trên.

Xét thấy những phát triển kể từ năm 1937 đã tạo điều kiện khả thi cho việc thông qua một công ước nhằm củng cố thêm cho những văn kiện được đề cập ở trên và bổ sung thêm nội dung của dự thảo công ước 1937 cũng như những thay đổi được mong muốn trong đó:

Vì vậy, các quốc gia thành viên nhất trí với những quy định dưới đây:

Điều 1 Các quốc gia thành viên của công ước này nhất trí trừng phạt bất cứ người nào, do mục đích đó làm thỏa mãn dục vọng của người khác, mà:

1. Môi giới, dụ dỗ hoặc dẫn dắt người khác nhằm mục đích mại dâm, thậm chí với sự đồng ý của người đó.

2. Bóc lột mại dâm người khác, thậm chí với sự đồng ý của người đó.

Điều 2

Các quốc gia thành viên của công ước này cũng nhất trí hơn nữa phải trừng phạt bất cứ người nào mà:

1. Tổ chức hay quản lý, nắm giữ, cung cấp hoặc tham gia vào việc nắm giữ, cung cấp tài chính cho một ổ mại dâm.

2. Cho thuê hoặc đi thuê một ngôi nhà, một nơi hoặc bất kỳ một địa điểm nào khác nhằm mục đích mại dâm người khác.

Điều 3

Trong phạm vi được pháp luật quốc gia cho phép, những âm mưu nhằm thực hiện bất kỳ tội phạm nào được đề cập tại các điều 1 và 2, và những hành động chuẩn bị phạm tội cũng cần phải bị trừng phạt.

Điều 4

Trong phạm vi được pháp luật quốc gia cho phép, sự tham gia có chủ ý với những hành động được đề cập tại các điều 1 và 2 ở trên cũng phải bị trừng phạt.

Trong phạm vi được pháp luật quốc gia cho phép, những hành động tham gia vào các hoạt động như vậy phải bị coi là cấu thành những tội danh riêng nếu việc này cần thiết nhằm ngăn chặn việc trốn tránh tội ác.

Điều 5

Trong những trường hợp mà pháp luật quốc gia quy định những người bị hại có quyền tham gia quá trình tố tụng đối với những tội được đề cập thì trong công ước này, thì người nước ngoài cũng sẽ có những quyền đó, tượng phạm nào được phải bị truy tố và tự như các quyền được áp dụng với công dân của nước sở tại.

Điều 6

Mỗi quốc gia thành viên của công ước này nhất trí thực hiện tất cả các ngoài là không biện pháp cần thiết nhằm bãi bỏ hoặc xóa bỏ các văn bản pháp luật, quy định Điều 10 hoặc quyết định hành chính hiện hành mà trong đó quy định những người tham gia hoặc bị tình nghi là tham gia vào mại dâm buộc phải có đăng ký Những quy đặc biệt hoặc có một văn bản đặc biệt hoặc có những yêu cầu ngoại lệ đối buộc phạm tội với việc giám sát hoặc xác nhận.

Điều 7

Trong phạm vi được pháp luật quốc gia cho phép, những hồ sơ tiền sự Điều 11 được công bố ở nước ngoài đối với những tội được đề cập trong công ước Không có này, được xem xét nhằm mục đích:

1. Xác định sự tái phạm.

2. Tước bỏ một số quyền dân sự của người phạm tội.

Điều 8

Những tội phạm được đề cập tại các điều 1 và 2 của công ước này phải bị coi là những tội phạm có thể dẫn độ được trong các điều ước dẫn độ đã được hoặc có thể được ký kết giữa bất kỳ quốc gia thành viên nào của Công ước này.

Những quốc gia thành viên nào mà không đặt điều kiện dẫn độ dựa trên cơ sở điều ước về dẫn độ hiện hành, phải công nhận những tội phạm được để cập tại các điều 1 và 2 của công ước là những trường hợp bị dẫn độ giữa những nước này với nhau.

Việc dẫn độ được thực hiện phù hợp với pháp luật của quốc gia yêu cầu.

Điều 9

Tại những quốc gia nào mà pháp luật không cho phép dẫn độ công dân thì những công dân nào đi trở về quốc gia họ sau khi đã thực hiện bất kỳ tội phạm nào được đề cập tại các điều 1 và 2 của công ước này ở nước ngoài phải bị truy tố và xét xử bởi tòa án của chính quốc gia đó.

Quy định này không được áp dụng nếu trong một trường hợp tương tự giữa các quốc gia thành viên của công ước này, việc dẫn độ một người nước ngoài là không được phép.

Điều 10

Những quy định tại Điều 9 sẽ không được áp dụng khi người bị cáo buộc phạm tội đã bị xét xử ở một nước ngoài và nếu bị kết án, đã thi hành án hoặc được phóng thích được giảm án, phù hợp với pháp luật của quốc gia nước ngoài đó.

Điều 11

Không có quy định nào trong công ước này được giải thích nhằm hạn chế thẩm quyền cơ bản về xét xử hình sự của quốc gia thành viên theo luật quốc tế.

Điều 12

Công ước này không ảnh hưởng đến nguyên tắc rằng những tội phạm được đề cập tại công ước này phải được xác định, truy tố và xét xử phù hợp với pháp luật quốc gia của từng nước.

Điều 13

Các quốc gia thành viên của công ước này có nghĩa vụ thực hiện các yêu cầu liên quan đến những hành vi phạm tội được đề cập trong công ước này một cách phù hợp với pháp luật và thực tiễn của quốc gia mình. Các kênh trao đổi yêu cầu sau phải được chấp nhận:

1. Thông qua liên lạc trực tiếp giữa các cơ quan tư pháp; hoặc

2. Thông qua liên lạc trực tiếp giữa các bộ trưởng Bộ Tư pháp của hai quốc gia thành viên, hoặc bằng việc thông tin trực tiếp từ một cơ quan có thẩm quyền của quốc gia thành viên yêu cầu cho bộ trưởng Bộ Tư pháp của quốc gia được yêu cầu; hoặc

3. Thông qua đại diện ngoại giao hoặc lãnh sự của quốc gia yêu cầu tại quốc gia được yêu cầu đó; đại diện này sẽ gửi văn bản yêu cầu trực tiếp lên cơ quan tư pháp có thẩm quyền hoặc lên cơ quan có thẩm quyền được chính phủ của quốc gia được yêu cầu ủy nhiệm, và được tiếp nhận trực tiếp từ cơ quan đó những tài liệu giải trình về việc thực hiện văn bản yêu cầu.

Trong các trường hợp 1 và 3 một bản sao văn bản yêu cầu được gửi cho cơ quan cấp trên ở quốc gia yêu cầu.

Trừ trường hợp đã được thỏa thuận, văn bản yêu cầu được viết bằng ngôn ngữ của nước có cơ quan yêu cầu, trong trường hợp như vậy, quốc gia được yêu cầu có thể yêu cầu một bản dịch bằng ngôn ngữ của quốc gia mình, có xác nhận của cơ quan yêu cầu.

Mỗi quốc gia thành viên của công ước này sẽ thông báo cho các quốc gia thành viên khác về những thủ tục và phương pháp trao văn bản yêu cầu được đề cập ở trên mà quốc gia đó công nhận đối với quốc gia kia.

Nếu một quốc gia chưa đưa ra một thông báo như vậy, thì thủ tục hiện hành đối với văn bản yêu cầu vẫn có hiệu lực.

Việc thực hiện văn bản yêu cầu không làm phát sinh yêu cầu đòi bồi hoàn những chi phí hoặc chi tiêu cho việc thực hiện yêu cầu này ngoài những chi phí cho chuyên gia.

Không có quy định nào của điều này được hiểu là hành động của các quốc gia thành viên của công ước này nhằm thông qua bất kỳ hình thức hoặc phương pháp chứng minh nào trái với pháp luật quốc gia của họ trong các vấn đề hình sự.

Điều 14

Mỗi quốc gia thành viên của công ước này cần thiết lập hoặc duy trì một cơ quan phụ trách việc điều phối và thu thập các kết quả điều tra về các loại tội phạm được nêu trong công ước này.

Những dịch vụ này cần thu thập mọi thông tin nhằm tạo điều kiện cho việc phòng chống và trừng trị những loại tội phạm được nêu trong công ước này, và cần có sự trao đổi chặt chẽ với các dịch vụ tương ứng ở các quốc gia thành viên khác.

Điều 15

Trong phạm vi pháp luật quốc gia cho phép và trong phạm vi các cơ quan chức năng chịu trách nhiệm về những dịch vụ được đề cập tại Điều 14 có thể đánh giá là cần thiết, thì các cơ quan này sẽ cung cấp cho các cơ quan chức năng chịu trách nhiệm về các dịch vụ tương ứng ở các quốc gia thành viên khác những thông tin sau:

1. Những thông tin cụ thể về mọi loại tội phạm được nêu trong công ước này hoặc mọi âm mưu nhằm thực hiện tội phạm đó.

2. Những thông tin cụ thể về mọi kế hoạch nhằm truy tố, bắt giữ, kết tội, từ chối chấp nhận hoặc trục xuất những người phạm bất kỳ loại tội phạm nào được nêu trong công ước này, việc đi lại của những người này và mọi thông tin hữu ích khác liên quan đến họ.

Thông tin cung cấp như vậy cần bao gồm những mô tả về người phạm tội, dấu vân tay, ảnh, phương pháp hoạt động của họ, hồ sơ của cảnh sát và hồ sơ kết án.

Điều 16

Các quốc gia thành viên của công ước này nhất trí thực hiện hoặc khuyến khích, thông qua các dịch vụ giáo dục công và tư, y tế, xã hội, kinh tế và các dịch vụ liên quan khác, những biện pháp nhằm ngăn chặn nạn mại dâm, phục hồi và tái hòa nhập xã hội cho những nạn nhân của tệ mại dâm và của những loại tội phạm được nêu trong công ước này.

Điều 17

Liên quan đến vấn đề nhập cư và di trú, các quốc gia thành viên của công ước này có nghĩa vụ thông qua hoặc duy trì những biện pháp cần thiết nhằm kiểm soát nạn buôn bán người thuộc cả hai giới vào mục đích mại dâm.

Đặc biệt, các quốc gia thành viên có nghĩa vụ:

1. Ban hành những quy định cần thiết cho việc bảo vệ người di trú hoặc nhập cư, đặc biệt với phụ nữ và trẻ em ở tại cả nơi đến và đi và trên đường vận chuyển.

2. Có khuyến cáo công khai một cách thích hợp cho người dân về những nguy cơ của tình trạng buôn bán người được đề cập ở trên.

3. Thực hiện các biện pháp thích hợp nhằm bảo đảm sự giám sát các nhà ga xe lửa, sân bay, cảng biển, trên đường vận chuyển, và những nơi công cộng khác nhằm ngăn chặn nạn buôn bán người trên phạm vi quốc tế vào mục đích mại dâm.

4. Thực hiện các biện pháp thích hợp đó các cơ quan chức năng liên quan được thông báo về sự xuất hiện những người thoạt nhìn có vẻ là thủ phạm, tòng phạm hay nạn nhân của vụ buôn bán trên.

Điều 18

Trên cơ sở những điều kiện do luật pháp quốc gia quy định, các quốc gia thành viên của công ước này có nghĩa vụ tiếp nhận những khai báo của người nước ngoài làm nghề mại dâm để xác định danh tính và đảm bảo cho họ tư cách công dân, và để phát hiện ra ai đã khiến họ phải rời bỏ quốc gia của họ. Những thông tin thu thập được sẽ được chuyển cho các cơ quan chức năng của quốc gia xuất xứ của những người được đề cập ở trên để hồi hương họ sau này.

Điều 19

Trên cơ sở những điều kiện do pháp luật quốc gia quy định và không nhằm khởi tố hoặc có bất kỳ hành động nào khác vì những vi phạm được quy định trong công ước này và trong trường hợp có thể xảy ra, các quốc gia thành viên của công ước này có nghĩa vụ:

1. Trong khi chờ hoàn tất các chương trình hồi hương cho những nạn nhân của nạn buôn bán người quốc tế vào mục đích mại dâm hiện đang trong hoàn cảnh khốn cùng, phải ban hành những quy định phù hợp để họ được quan tâm chăm sóc tạm thời.

2. Hồi hương những người được đề cập tại Điều 18 có mong muốn được hồi hương hoặc những người đã có quyết định của người có thẩm quyền hoặc bị trục xuất theo lệnh phù hợp với pháp luật. Việc hồi hương chỉ diễn ra sau khi đã đạt được sự nhất trí với quốc gia đến về căn cước, quốc tịch cũng như địa điểm và thời gian có mặt tại biên giới. Mỗi quốc gia thành viên của công ước này cần tạo điều kiện cho việc vận chuyển những người này qua lãnh thổ của họ.

Trong trường hợp những người được đề cập ở khoản trên không thể tự chi trả những chi phí cho việc hồi hương, cũng như không có vợ hoặc chồng, người thân hay người giám hộ trả những chi phí đó cho họ, thì chi phí cho việc hồi hương tính đến biên giới gần nhất hoặc cảng rời đi hoặc sân bay để trở về nước xuất xứ sẽ do quốc gia nơi họ đang cư trú chịu, và chi phí cho phần còn lại của chuyến đi sẽ do nước xuất xứ chịu.

Điều 20

Trong trường hợp các quốc gia thành viên của công ước này vẫn chưa thực hiện, thì có nghĩa vụ thực hiện các biện pháp cần thiết để giám sát các cơ quan tuyển dụng lao động nhằm ngăn chặn không để những người đi tìm việc làm, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, có nguy cơ bị đi làm mại dâm.

Điều 21

Các quốc gia thành viên của công ước này có nghĩa vụ gửi cho Tổng Thư ký Liên hợp quốc những đạo luật và quy định đã được thông qua ở trong nước, và những đạo luật và quy định sau đó liên quan đến những nội dung của công ước này được thông qua hàng năm, cũng như tất cả những biện pháp được các quốc gia thực hiện liên quan đến việc áp dụng công ước. Tổng Thư ký Liên hợp quốc sẽ định kỳ đăng tải những thông tin nhận được và gửi cho tất cả các quốc gia thành viên của Liên hợp quốc cũng như các quốc gia chưa phải là thành viên nhưng đã được chính thức gửi công ước này theo Điều 23.

Điều 22

Nếu có bất kỳ tranh chấp nào phát sinh giữa các quốc gia thành viên của công ước này liên quan đến việc giải thích hoặc áp dụng công ước và nếu tranh chấp đó không thể giải quyết được bằng những biện pháp khác, thì theo đề nghị của bất kỳ một trong các bên tranh chấp, tranh chấp đó được chuyển lên Tòa án Công lý quốc tế để phán xử.

Điều 23

Công ước này sẽ để ngỏ cho bất kỳ nước thành viên nào của Liên hợp Xã hội đã gửi giấy quốc và một quốc gia nào khác mà Hội đồng Kinh tế mời, ký. Công ước này phải được phê chuẩn, những văn kiện phê chuẩn sẽ được Tổng Thư ký Liên hợp quốclưu chiểu. Những quốc gia được đề cập tại khoản 1 điều này mà chưa ký công ước thì có thể gia nhập cộng ước. Việc gia nhập sẽ có hiệu lực sau khi Tổng Thư ký Liên hợp quốc đã lưu chiểu văn kiện gia nhập của quốc gia đó. Trong phạm vi của công ước này, từ “quốc gia” sẽ bao gồm tất cả những thuộc địa và lãnh thổ ủy trị của một quốc gia ký hoặc gia nhập cộng ước này, và tất cả những lãnh thổ mà quốc gia đó chịu trách nhiệm về mặt quốc tế.

Điều 24

Công ước này sẽ có hiệu lực sau 90 ngày kể từ ngày lưu chiểu văn kiện phê chuẩn hoặc gia nhập thứ hai.

Đối với mỗi quốc gia phê chuẩn hoặc gia nhập cộng ước này sau khi đã lưu chiểu văn kiện phê chuẩn hoặc gia nhập thứ hai, công ước sẽ có hiệu lực sau 90 ngày kể từ ngày quốc gia đó nộp lưu chiểu văn kiện phê chuẩn hoặc gia nhập.

Điều 25

Sau khi hết 5 năm kể từ khi công ước này có hiệu lực, mọi quốc gi thành viên của công ước này có thể tuyên bố chấm dứt hiệu lực của côn. ước này bằng một văn bản thông báo gửi Tổng Thư ký Liên hợp quốc.

Việc chấm dứt hiệu lực của công ước đối với quốc gia thành viên tuyên bố sẽ có hiệu lực sau một năm kể từ ngày Tổng Thư ký Liên hợp quốc nhận được thông báo.

Điều 26

Tổng Thư ký Liên hợp quốc sẽ thông báo cho tất cả các quốc gia thành viên Liên hợp quốc và các quốc gia chưa phải là thành viên được đề cập tại Điều 23:

a) Về văn bản ký, phê chuẩn và gia nhập nhận được theo Điều 23;

b) Về ngày có hiệu lực của công ước này theo Điều 24;

c) Về thông báo chấm dứt hiệu lực nhận được theo Điều 25.

Điều 27

Mỗi quốc gia thành viên của công ước này có nghĩa vụ thông qua, phù hợp với hiến pháp quốc gia, các biện pháp lập pháp hoặc các biện pháp cần thiết khác nhằm đảm bảo việc thực hiện công ước này.

Điều 28

Trong quan hệ giữa các quốc gia thành viên, những quy định của công ước này sẽ thay cho những quy định trong các văn kiện quốc tế được đề cập tại các điểm 1, 2, 3 và 4 của đoạn thứ hai trong lời nói đầu. Những văn kiện đó sẽ được coi là hết hiệu lực khi tất cả các thành viên của các văn kiện quốc tế đó trở thành thành viên của công ước này.

Nghị định thư cuối cùng

Không có quy định nào trong công ước này sẽ được coi là gây ảnh hưởng đến bất cứ một điều ước mới được ban hành nhằm đảm bảo ngăn chặn nạn buôn bán người và bóc lột người khác vào mục đích mại dâm, mà những đảm bảo đó chặt chẽ hơn những quy định tại công ước này.

Những quy định từ các điều 23 đến 26 trong công ước này được áp dụng cho Nghị định thư mới đó.

Công ước chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người

Công ước chống Tra tấn và Trừng phạt hoặc Đối xử tàn nhẫn, vô nhân đạo làm mất phẩm giá khác (tiếng Anh: United Nations Convention against ...

Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (ICESCR), 1966

Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (International Covenant on Economic, Social and Cultural Rights viết tắt là ...

Vụ người bán hàng rong lọt vào khu cách ly: Đình chỉ công tác nhiều cán bộ

Về vụ người bán hàng rong tiếp xúc với bệnh nhân Covid-19, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu chỉ đạo UBND TP Bạc Liêu và ...

Top