Chuyên gia Nga đánh giá cao chất lượng y tế và các biện pháp vệ sinh dịch tễ của Việt Nam trong phòng, chống COVID-19 |
Tôn trọng, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người là chủ trương nhất quán của Việt Nam |
Trước thực trạng hàng chục nghìn người bị tử vong bởi dịch COVID-19 trên khắp thế giới, giá trị cao nhất của nhân quyền chính là sinh mạng con người được bảo vệ. Việt Nam đã và đang được đánh giá là một trong số ít quốc gia có cách tiếp cận và khống chế dịch COVID-19 thành công cho đến thời điểm này với phương châm bảo vệ sinh mạng con người là nhiệm vụ quan trọng nhất. Thành quả chống dịch COVID-19 ở Việt Nam là sự đáp trả mạnh mẽ những luận điệu cho rằng Việt Nam“cần đặt nhân quyền làm trọng tâm trong phòng, chống dịch COVID-19”.
Những lời cảm ơn của người nước ngoài đang sinh sống tại Việt Nam được đăng tải nhận được sự ủng hộ của cộng đồng mạng. |
Tuyên bố cho rằng “Trong đại dịch COVID-19, các chính phủ không nên coi biện pháp khẩn cấp là cái cớ để hạn chế quyền công dân” và nhắc đến Việt Nam như là một quốc gia “cần đặt nhân quyền làm trọng tâm trong phòng, chống dịch COVID-19”, là của Liên minh toàn cầu Vì sự tham gia của công dân (CIVICUS) có trụ sở tại Nam Phi. Cho đến nay, cái gọi là “tuyên bố” ấy hoàn toàn không có chỗ đứng trên thực tế, thậm chí còn trở thành luận điểm lạc lõng trước nỗ lực phòng, chống dịch COVID-19 trên toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng.
Nhiều thiết chế chống COVID-19 trên khắp thế giới
Vào thời khắc dịch COVID-19 gây ảnh hưởng nghiêm trọng trên quy mô toàn cầu, hầu hết chính quyền các quốc gia, vùng lãnh thổ đều ban hành những luật, quy định mới nhằm đối phó với “cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất mà thế giới phải đối mặt kể từ cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai”, như cách nói của Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres. Rất nhiều quốc gia đã công bố tình trạng khẩn cấp, áp dụng các biện pháp cách ly xã hội, phong tỏa các thành phố lớn, ban bố hoặc sửa đổi các đạo luật nhằm ứng phó hiệu quả với đại dịch COVID-19.
Không chỉ là sự cảnh tỉnh, răn đe, không ít quốc gia như: Nga, Hungary, Ireland, Australia… còn xác định mức hình phạt cao đối với những người có hành vi, biểu hiện làm lây truyền dịch bệnh, tán phát thông tin sai lệch liên quan đến dịch COVID-19… Đặc biệt tại Hoa Kỳ, sau những tuyên bố thiếu nhất quán với xu hướng xem nhẹ tác động của dịch COVID-19 của Tổng thống Donald Trump, luật pháp nước này đã quy định về việc bỏ tù những người vi phạm về tự cách ly trong thời điểm dịch bệnh bùng phát. Thực tế rõ ràng là mọi quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đều có những giải pháp cấp thiết để bảo vệ tính mạng con người.
Tính mạng con người là giá trị cao nhất của quyền con người
Bảo vệ tính mạng con người là giá trị cao nhất của quyền con người và Việt Nam đã và đang nỗ lực hết mình để thực thi điều thiêng liêng đó. Ngay từ khi dịch COVID-19 khởi phát, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định: Việt Nam sẵn sàng hy sinh lợi ích về kinh tế để phòng, chống dịch, bảo đảm sức khỏe, tính mạng của người dân.
Các hình ảnh được đăng tải cùng dòng chia sẻ: Việt Nam cố lên! |
Thời gian qua, không một bệnh nhân COVID-19 nào ở Việt Nam, kể cả người Việt Nam và người nước ngoài, bị "bỏ lại phía sau”. Không một mối nguy hại nào đối với cộng đồng mà không được chính quyền các cấp từ Trung ương đến địa phương quan tâm. Bạn bè quốc tế đánh giá cao điều đặc biệt trong công cuộc phòng, chống đại dịch COVID-19 tại Việt Nam là Chính phủ hỗ trợ điều trị miễn phí hoàn toàn cho người nhiễm virus SARS-CoV-2 và miễn phí sinh hoạt đối với người được cách ly. Chưa hết, người được cách ly phòng, chống COVID-19 còn luôn nhận được sự quan tâm hết mực, chăm lo từng bữa ăn, giấc ngủ từ các lực lượng làm nhiệm vụ, trong đó nòng cốt là quân đội, công an và y tế.
Chính sách đặt con người ở vị trí cao nhất trong công cuộc phòng, chống dịch COVID-19 ở Việt Nam còn thể hiện bao trùm trên phạm vi toàn xã hội. Cùng với việc dành mọi nguồn lực để chống dịch, Chính phủ ngay lập tức đẩy mạnh đầu tư công nhằm xây dựng những công trình thiết yếu phát triển kinh tế, tạo việc làm; giảm mạnh lãi suất điều hành, giãn, hoãn thuế để “tiếp máu” cho doanh nghiệp… Chính phủ cũng triển khai gói an sinh xã hội, nhằm hỗ trợ người yếu thế, doanh nghiệp khó khăn do dịch COVID-19 gây ra; không để người dân nào thiếu đói. Chính sách này cũng góp phần dưỡng sức, tái sản xuất sức lao động, là động lực tiếp tục phát triển kinh tế-xã hội thời gian tới.
Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, 6 nhóm đối tượng được hỗ trợ từ ngân sách, một nhóm đối tượng được doanh nghiệp hỗ trợ từ khoản vay lãi suất ưu đãi 0% trong mùa dịch COVID-19, trước hết là người nghèo, cận nghèo, người có công, người có thu nhập bị giảm sâu.
Chăm sóc người trong khu cách ly. |
Trước mối hiểm họa khôn lường của đại dịch COVID-19, Đảng, Nhà nước Việt Nam đang làm hết sức vì tất cả người dân. Trong đó, mối ưu tiên hàng đầu là bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân. Điều này được cộng đồng quốc tế công nhận; toàn thể nhân dân ủng hộ. Vì lẽ đó, những lập luận rằng Việt Nam cần chú ý đến vấn đề nhân quyền trong việc phòng chống COVID-19 lúc này trở nên thừa thãi và vô nghĩa hơn bao giờ.
Điều đáng nói là không chỉ trong đại dịch COVID-19, Đảng, Nhà nước Việt Nam đặt người dân vào vị trí trung tâm trong các đường lối, chính sách lãnh đạo của mình. Trong mỗi giai đoạn lịch sử, quyền con người ở Việt Nam luôn được coi trọng. Bảo vệ và phát huy quyền con người luôn là giá trị cốt lõi của chế độ ưu việt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Bộ Công an cảnh báo tin tặc giả thông báo của Thủ tướng Chính phủ để phát tán mã độc Theo Bộ Công an, tin tặc đã phát tán mã độc qua thư điện tử có đính kèm tập tin word có tiêu đề “Chi ... |
Thủ tướng chủ trì Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện kết luận của Bộ Chính trị về An ninh lương thực Ngày 18/3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 10 năm thực hiện Kết luận 53 của ... |
Các tổ chức Chính trị - Xã hội và Hội quần chúng phải là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân Các tổ chức Chính trị - Xã hội và Hội quần chúng phải tiếp tục phát huy vai trò là cánh tay nối dài của ... |