Dấu ấn ẩm thực đặc sắc của bánh mỳ Việt Nam
Bánh mỳ không chỉ đơn thuần là một món ăn, mà nó còn gói ghém vào đó những tinh hoa ẩm thực riêng biệt, góp phần tô đậm nét đặc sắc của Việt Nam trên bản đồ ẩm thực thế giới.
|
Thái Nguyên: trẻ em dân tộc thiểu số có thêm sách để đọc
Các em nhỏ người dân tộc thiểu số của Trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở Văn Lăng (huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên) sẽ có thêm sách để đọc từ món quà công trình thư viện “Không gian đọc sách, tương tác và sinh hoạt Đội” vừa được Chi đoàn 3 (Đoàn Thanh niên cơ quan Ban Tổ chức Trung ương) phối hợp Chi đoàn Ban Công tác thiếu nhi (Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh) trao tặng ngày 25/3/2023.
|
“Kà tum” theo tiếng Khmer có nghĩa là trái lựu. Bánh có kích thước nhỏ, thân vuông tròn và thắt hoa trên đỉnh đầu.
Ở xã Ô Lâm (huyện Tri Tôn) hiện nay, bà Neáng Phương là một trong số ít nghệ nhân còn giữ được nghề làm bánh Kà tum. Ngoài tự tay gói, bà Neáng Phương còn truyền nghề cho 5 phụ nữ trong xã, cung ứng số lượng hàng trăm cái/ngày cho các điểm tham quan trong huyện.
"Lúc tôi dạy nghề, có người "học lóm" cách gói rồi đem bán, nhưng chất lượng không bằng. Để không ảnh hưởng đến uy tín, hàng ngày tôi đến chỗ các thợ khác để kiểm tra, bánh phải đạt chất lượng mới giao cho các mối nhận hàng. Lượng bánh tiêu thụ nhiều nhất hiện nay bán tại khu vực hồ Ô Thum. Ngoài ra, các dịp lễ đặc biệt, tôi gói từ 500 - 1.000 cái mỗi ngày theo yêu cầu đều tiêu thụ hết” - bà Neáng Phương chia sẻ.
Sở dĩ không thể tùy tiện học qua loa là vì làm bánh Kà tum đòi hỏi sự tỉ mỉ, cầu kỳ từ cách gói đến tay nghề đo đếm nguyên liệu. Nhân bánh được làm từ nếp, đậu trắng, dừa nạo, đường, muối, sơ chế kỹ và định lượng hài hòa.
Vỏ bánh được sử dụng lá thốt nốt non để gói, phải thuê người hái hàng ngày mới đảm bảo tươi, có độ mềm, dễ đan hình. Từng lá thốt nốt chia nhỏ thắt thành khung bánh hoàn toàn thủ công, chỉ chừa một lổ nhỏ để cho nguyên liệu vào. Thành phẩm gói xong được cắt tỉa gọn, nối một sợi dây dài từ đỉnh hoa, trông như chiếc đèn lồng nhỏ xinh.
Một chiếc bánh đẹp là vỏ ngoài vuông góc các mặt, các mấu nối đan khít không lộ nhân ra ngoài.
Nhờ kích thước nhỏ, bánh chỉ nấu trong 45 phút là chín. Lá thốt nốt từ màu xanh trong nõn nà chuyển sang màu vàng, tỏa mùi thơm tự nhiên.
Số lượng bánh làm để giao bán hàng ngày được tính theo chục (10 cái). Mỗi cái bánh Kà tum có giá bán lẻ 5.000 đồng. Những ai lần đầu cầm chiếc bánh nhỏ xíu trong lòng bàn tay thì chê mắc. Nhưng chứng kiến cách gói và biết về công lao của người thợ… họ lại khẳng định giá trên vẫn còn rẻ.
Cách ăn bánh Kà tum nhanh nhất là dùng kéo cắt bỏ lớp vỏ ngoài. Nhưng như thế sẽ mất đi phần thú vị. Chỉ cần nhẹ nhàng tháo từng đầu mối, nhân bánh trắng mềm bên trong sẽ lộ hình nguyên vẹn, khô ráo, không dính vỏ. Độ dẻo của nếp, bùi của đậu, quyện với vị ngọt ngậy từng sợi dừa… cảm nhận thơm ngon lôi cuốn.
Giữ lại hình thức của chiếc bánh Kà tum cũng là thành tích đáng khoe của những người thưởng thức.
Trước đây, bánh Kà tum chỉ xuất hiện trong các dịp lễ, Tết truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer. Nhờ du lịch thúc đẩy, những chiếc bánh nhỏ xinh trở nên hút khách và được làm bán quanh năm. Nét văn hóa trong ẩm thực của đồng bào dân tộc thiểu số Khmer theo đó được gìn giữ và phổ biến rộng rãi.
Bảo tồn nét văn hóa độc đáo dân ca, dân vũ của đồng bào dân tộc Hà Nhì
|
Quảng Bình chú trọng nhiều chính sách kinh tế, văn hóa, xã hội ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số
|