Cần hình sự hóa hành vi sử dụng chất cấm trong chăn nuôi

2025-01-17 19:21:32

Ảnh minh hoạ

Hô hào nhiều, chuyển biến chậm

Tại Hội nghị toàn quốc về Công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản diễn ra ngày hôm nay 5-11, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NNPTNT) Cao Đức Phát cho hay, suốt thời gian qua nhiều cuộc họp đã được tổ chức, nhiều văn bản được ban hành liên quan tới việc quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm (ATTP) nông, lâm, thủy sản nhưng quá trình triển khai lại khá ì ạch, chuyển biến chậm.

Theo báo cáo của Bộ NNPTNT, chín tháng đầu năm tỷ lệ mẫu giám sát vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) vẫn còn khá cao. Một số chỉ số chưa cải thiện so với năm 2014, như 1.01% mẫu thủy sản nhiễm dư lượng hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng hoặc vượt ngưỡng cho phép; 10.3% mẫu rau có dư lượng hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật vượt mức giới hạn cho phép; 16% mẫu thịt phát hiện có nhiễm khuẩn đường ruột Salmonella; 7.6% mẫu thịt có dư lượng hóa chất, kháng sinh vượt ngưỡng...

Ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (Nafiqad) thuộc Bộ NNPTNT, cho hay việc sử dụng các chất cấm như chất Salbutamol, Vàng Ô, chất tạo nạc trong chăn nuôi là hành động trái pháp luật, gian lận thương mại, và vì vậy cần đấu tranh với những hành vi sản xuất, lưu thông, buôn bán những chất cấm này như đấu tranh với chất ma túy.

Thời gian qua, Bộ NNPTNT cũng đã triển khai nhiều biện pháp quyết liệt như hướng dẫn người dân áp dụng VietGAP trong trồng trọt, chăn nuôi, sử dụng đúng chủng loại cũng như liều lượng các loại thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y… Tuy nhiên, phải thừa nhận những chuyển biến trong quản lý chất lượng, ATTP nông, lâm, thủy sản còn rất chậm, đặc biệt là trong năm nay.

Bà Đinh Thị Phương Khanh, Phó Giám đốc Sở NNPTNT Long An, đồng thời là Đại biểu Quốc hội tỉnh Long An, cho biết mặc dù thời gian qua phía tỉnh đã có rất nhiều biện pháp như tăng cường tuyên truyền, kiểm tra và xử phạt nhưng phải thừa nhận công tác quản lý chất lượng, ATTP nói chung, đặc biệt là xử lý tình trạng sử dụng chất cấm trong chăn nuôi nói riêng, hiện gặp khá nhiều khó khăn.

“Cái lo ngại nhất hiện nay của chúng tôi đó là việc truy xuất nguồn gốc chất cấm từ đâu. Thí dụ khi kiểm tra một sản phẩm và xác định rõ là chất cấm nhưng khi truy xuất lại thì không thể nào xác định được nguồn gốc của chất cấm đó,” bà Khanh nói và cho biết thêm, hiện nay, có một vấn đề là thương lái ngấm ngầm ép nông dân phải sử dụng chất tạo nạc, bởi vì làm như thế thì giá trị tăng lên từ 1.000-2.000 đồng/kg, thậm chí là 5.000 đồng/kg thịt heo hơi.

Do đó, bên cạnh việc phải phối hợp với cơ quan cảnh sát, bà Khanh kiến nghị cơ quan Thú y phải ghi đầy đủ cả các thông tin đi kèm như thương lái mua heo của chủ hộ nào, bao nhiêu con… khi cấp giấy kiểm dịch cho heo xuất chuồng để khi có sự việc xảy ra có thể truy xuất được nguồn gốc sản phẩm.

Phải sớm xử phạt hình sự

Ông Trần Trọng Bình, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát Môi trường, Bộ Công an cho hay, theo thông tin tại một hội thảo khoa học về ung bướu năm 2014, các nhà khoa học đưa ra con số đáng báo động về số người bị ung thư tại Việt Nam: trung bình mỗi năm có 150.000-200.000 người mắc. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, năm 2014, có 82.000 người tử vong vì ung thư, trong đó có nguyên nhân lớn từ mất ATVSTP. Hậu quả kéo theo đó là vấn đề an sinh xã hội và phát triển bền vững.

“Với bệnh tật như hiện nay, xây nhiều bệnh viện cũng không đủ,” ông Bình nói.

Theo bà Đinh Thị Phương Khanh, tới đây phải đưa tội sử dụng chất cấm trong chăn nuôi vào bộ Luật hình sự, bởi vì nếu dùng những loại chất này, về lâu dài nó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người.

“Không thể chờ được đến lúc chúng ta chết đi mới truy xuất chúng ta ăn cái gì thì làm sao truy xuất được. Chất cấm thì không có ngưỡng cho phép, tại vì thực phẩm mỗi ngày vào một chút một chút. Đừng để sự việc xảy ra chúng ta mới điều chỉnh thì khổ cho nhân dân,” bà Khanh nói.

Ông Nguyễn Như Tiệp cho hay, theo Điều 155 Bộ Luật hình sự thì tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm sẽ tùy mức độ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị phạt tù. Ví dụ, nếu phát hiện đơn vị hoặc cá nhân nào đó bán chất cấm cho người chăn nuôi thì chính là hành vi buôn bán hàng cấm. Hành vi này có thể xử phạt theo quy định tại Điều 155. Song nếu ví dụ như chất Salbutamol mà bán cho người bệnh trong y tế thì lại không phải là chất cấm nên sẽ rất khó cho cơ quan chức năng xử phạt.

Ông Trần Trọng Bình phân tích: Điều 155 Bộ Luật Hình sự chỉ quy định tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm nhưng không hệ có nội dung “sử dụng” hàng cấm. Do đó, xử lý trường hợp sử dụng chất cấm trong chăn nuôi sẽ khó khăn.

Bên cạnh đó, ông Bình cho hay, để có thể xử lý nặng theo đúng tội danh còn rất nhiều các điều kiện bắt buộc đi kèm như hàng phạm pháp có số lượng lớn hoặc thu lợi bất chính rất lớn. Trong khi đó, một số chất cấm trong chăn nuôi như Salbutamol đến nay chưa có bất kỳ văn bản hướng dẫn nào chỉ ra bao nhiêu thì được tính là số lượng lớn. Do đó, dù có quy định tội danh trong Bộ Luật Hình sự nhưng thực tế triển khai khá khó khăn.

Do đó, đại diện Cục Cảnh sát Môi trường đề nghị nếu một chất đã cấm không được sử dụng trong nuôi trồng, chế biến thực phẩm mà đơn vị/cá nhân vẫn sử dụng thì coi như cấu thành tội phạm và có thể xử lý hình sự.

Bộ trưởng Cao Đức Phát chỉ đạo từ giờ tới Tết Nguyên đán, các địa phương tập trung kiểm soát chất lượng rau, thịt. Đợt cao điểm hành động này sẽ xử lý mạnh tay với chất cấm nhưng cũng cần mở lối cho dân. Ví dụ như chỉ cho dân quy trình sản xuất tốt, cách nuôi lợn, trồng rau không dùng chất cấm, không lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật mà vẫn hiệu quả, an toàn.

Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn

Nguồn bài viết : Trực tiếp bóng đá hôm nay

Top