Học bổng dành cho cán bộ, học sinh Lào là điểm sáng trong hợp tác Đà Nẵng - Lào |
Đồng Nai tăng cường giáo dục, tuyên truyền cho thế hệ trẻ về mối quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào |
Từ năm 2015, Hội hữu nghị Việt Nam-Lào tỉnh Thái Nguyên đã phối hợp với Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên tổ chức Liên hoan tiếng hát hữu nghị Việt Nam-Lào. Từ đó đến nay chương trình được tổ chức hai năm một lần để tạo điều kiện cho hơn 1.000 lưu học sinh Lào đang học tập tại Thái Nguyên có cơ hội được giao lưu văn hóa, văn nghệ với học sinh, sinh viên Việt Nam và các hội viên Hội hữu nghị Việt Nam-Lào tỉnh Thái Nguyên.
Tại Đồng Nai, Hội Hữu nghị Việt Nam - Lào tỉnh Đồng Nai đã tổ chức 4 lần Liên hoan “Tiếng hát hữu nghị Việt - Lào”. Hoạt động cũng để các hội viên và các sinh viên Lào tại Đồng Nai gắn kết, vun đắp về mối quan hệ hữu nghị hai nước.
"Liên hoan được tổ chức nhằm tuyên truyền về tình hữu nghị Việt - Lào đến nhân dân hai nước, đặc biệt là thế hệ trẻ. Đồng thời tạo cơ hội gắn kết các chi hội, các thành viên trong hội nhằm nâng cao tinh thần văn hóa, văn nghệ cho cán bộ hội viên. Những bài hát về tình hữu nghị Việt -Lào, những điệu múa Lăm vông của các hội viên tô thắm thêm tình đoàn kết giữa tỉnh Đồng Nai và Lào", Phó chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam – Lào tỉnh Đồng Nai Đinh Xuân Huyên, Trưởng Ban Tổ chức Liên hoan cho biết.
Liên hoan “Tiếng hát hữu nghị Việt Lào” tại Đồng Nai. Ảnh: Đoàn Kết |
Các buổi liên hoan đều diễn ra trong bầu không khí chân thành, cởi mở, thấm đậm tình đoàn kết và hữu nghị. Các tiết mục ca, múa, nhạc đặc sắc, được trình bày bằng tiếng Việt và tiếng Lào; với trang phục nhiều màu sắc của các dân tộc Việt Nam và Lào đã tạo nên một bức tranh văn hóa đoàn kết hữu nghị sinh động mang ý nghĩa ca ngợi quê hương, đất nước, ca ngợi Đảng, ca ngợi Lãnh tụ kính yêu, ca ngợi tình hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào.
Không chỉ dừng lại ở các cuộc thi do các cơ quan, bộ ngành tổ chức, tại Việt Nam, nhiều cá nhân cũng sáng tác về chủ đề này xuất phát từ tình cảm cá nhân. Sau thành công của MV Cô gái Viêng Chăn, ca sĩ Tuấn Ngọc sẽ tiếp tục sáng tác một số ca khúc, MV dành cho giới trẻ trong năm 2023 – 2024, nhằm thắt chặt hơn nữa mối quan hệ đặc biệt Việt – Lào, thông qua dự án âm nhạc mang tên “Samakhi” (Đoàn kết). Với dự án âm nhạc “Samakhi”, Tuấn Ngọc cho biết, dự kiến sẽ có các ca sỹ trẻ được khán giả yêu mến hai nước cùng tham gia thể hiện.
“Khi sang giao lưu, biểu diễn tại Lào, tôi đã được gặp gỡ các bạn trẻ ở đó, rất nhiều bạn biết đến ca khúc Cô gái Viêng Chăn và mọi người đã gửi lời động viên và mong tôi sẽ sáng tác thêm nhiều những bài hát về tình yêu Việt - Lào. Từ đó tôi nung nấu suy nghĩ sẽ viết những ca khúc có câu từ nhằm thắt chặt hơn mối quan hệ giữa hai nước. Nếu trong ca khúc Cô gái Viêng Chăn mọi người nghe thấy câu hát “Sabaidee” có nghĩa là xin chào, nhưng tôi muốn được nhấn mạnh hơn nữa như “Samakhi” có nghĩa là đoàn kết, gắn kết nhằm lan tỏa tình hữu nghị rộng hơn”, ca sĩ Tuấn Ngọc chia sẻ.
Tuấn Ngọc cho biết, Dự án MV âm nhạc “Samakhi” với những ca khúc có giai điệu vui tươi, ý nghĩa, có thể hát bất cứ khi nào lồng ghép với những câu từ thể hiện mối quan hệ đặc biệt Việt – Lào sẽ giúp cho giới trẻ dễ tiếp cận. Bởi trong tương lai, thế hệ trẻ sẽ là người tiếp tục gìn giữ tình đoàn kết hữu nghị giữa nhân dân hai nước.
Liên hoan tiếng hát hữu nghị Việt Nam - Lào tỉnh Thái Nguyên lần thứ IV, năm 2022. Ảnh: Đinh Sơn |
Năm 2017, Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch Lào đã tổ chức chung kết cuộc thi sáng tác ca khúc ca ngợi tình đoàn kết Lào - Việt Nam. Cuộc thi đã nhận được sự hưởng ứng sâu rộng trong mọi tầng lớp người dân Lào. Nhiều nhạc sĩ chuyên, không chuyên đều tham dự, thậm chí, nhiều tác giả lần đầu tiên sáng tác ca khúc, một số nhạc sĩ còn tự thể hiện ca khúc sáng tác của mình.
Cuộc thi sáng tác các ca khúc về mối quan hệ Lào - Việt Nam đã nhận được sự hưởng ứng sâu rộng trong mọi tầng lớp người dân Lào, có nhiều nhạc sĩ không chuyên tham dự hay lần đầu tiên sáng tác ca khúc, một số nhạc sĩ còn tự thể hiện ca khúc sáng tác của mình.
100 tác phẩm dự thi cho thấy sự đa dạng trong các ca khúc được các nhạc sĩ Lào sáng tác như ca ngợi về truyền thống giúp đỡ lẫn nhau giữa nhân dân hai nước từ quá khứ tới hiện tại; sự chia sẻ hy sinh vì nhau đấu tranh giành độc lập dân tộc, chống kẻ thù chung, luôn sát cánh bên nhau xây dựng đất nước ngày càng tươi đẹp, phồn vinh, thịnh vượng, cho đến tình cảm sâu đậm bạn bè cũng như tình yêu lứa đôi.
Thời gian qua, Ban Tuyên huấn Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đã chỉ đạo các ngành từ Trung ương đến địa phương, đặc biệt là các huyện dọc tuyến biên giới với Việt Nam có các hoạt động tuyên truyền, giáo dục tư tưởng, văn hóa nhằm tăng cường tình đoàn kết với Nhân dân Việt Nam, cùng nhau xây dựng tuyến biên giới giữa hai nước hòa bình, đoàn kết, hữu nghị, an toàn, cùng nhau phát triển, mà nổi bật là phong trào văn hóa, văn nghệ rộng khắp.
Bà Phiulavan Luangvanna, Phó Chủ tịch Hội sáng tác của Lào, cho rằng việc tổ chức cuộc thi tìm kiếm tác phẩm văn học toàn quốc về tình hữu nghị Lào - Việt giúp xây dựng phong trào sáng tác văn học trên toàn quốc trong việc nhìn lại truyền thống quan hệ hữu nghị và đoàn kết đặc biệt Lào-Việt Nam, yếu tố quyết định chiến thắng của cách mạng Lào-Việt Nam trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, cũng như trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hai nước hiện nay. Đây còn là hoạt động góp phần vào việc giáo dục cán bộ công chức, lực lượng vũ trang và nhân dân cả nước, đặc biệt là thế hệ thanh niên hiểu biết sâu sắc và tiếp tục bảo vệ, tăng cường truyền thống quan hệ hữu nghị, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Lào -Việt Nam và tiếp tục giữ gìn một cách vững chắc và lâu dài thành quả cách mạng này.
Sinh viên Lào, Campuchia tại TP.HCM về nguồn |
Việt Nam - Lào thúc đẩy đổi mới sáng tạo phát triển kinh tế số |