Đào tạo nghề cho thanh niên ngoại thành phát triển sinh kế bền vững

2025-01-20 20:18:36
Đánh giá tổng kết giai đoạn 4 dự án đào tạo nghề cho thanh niên ngoại thành Hà Nội. Ảnh: XM.

Ngày 28/6, Trung tâm hỗ trợ phát triển phụ nữ Hà Nội, Trung tâm Tài chính vi mô và Phát triển (M&D), Quỹ Citi tổ chức tổng kết giai đoạn 4 dự án “Đào tạo nghề cho thanh niên ngoại thành Hà Nội".

Theo bà Nguyễn Bích Vương, Giám đốc Trung tâm M&D, giai đoạn 4 của dự án tổ chức 12 lớp đào tạo cơ bản tại các làng nghề thuộc 8 huyện ngoại thành, gồm: Sóc Sơn, Đông Anh, Gia Lâm, Thường Tín, Phú Xuyên, Chương Mỹ, Thanh Oai, Mỹ Đức. Dự án mở 1 lớp đào tạo nâng cao tay nghề và tư vấn khởi nghiệp kinh doanh nhỏ nghề thêu tay; 1 lớp chuyên đề khởi sự kinh doanh dịch vụ ẩm thực, vệ sinh an toàn thực phẩm và kỹ thuật pha chế đồ uống.

Dự án triển khai từ tháng 8/2018 đến tháng 6/2019, đào tạo 500 học viên. Tổng cộng 4 giai đoạn (triển khai từ 2015 đến nay) đã đào tạo nghề cho 1.410 học viên. “Do kết hợp đào tạo tại làng nghề với doanh nghiệp, nên 100% học viên của các lớp đào tạo nghề truyền thống có việc làm ngay khi kết thúc khóa đào tạo, có thu nhập ổn định tại địa phương và không phải lang thang ra thành thị kiếm sống như trước.

Bà Nguyễn Thị Hảo, Giám đốc Trung tâm hỗ trợ phát triển phụ nữ Hà Nội cho biết: Việc đào tạo nghề cho lao động trẻ các làng nghề tạo nguồn nhân lực trẻ để phát triển làng nghề bền vững. Nhiều lao động nông thôn sau khi đào tạo nghề đã tìm việc làm ngay chính trên quê hương, không phải ra thành thị kiếm việc làm.

 

Xuân Cường/Báo Tin tức
TP Hồ Chí Minh sẽ xây thêm 12 trường dạy nghề đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

TP Hồ Chí Minh phấn đấu nâng cao chất lượng đào tạo lao động với tỉ lệ lao động đã qua đào tạo là 83%. Trong đó, tập trung chú trọng đào tạo đội ngũ lao động chất lượng cao. Theo đó, đến 2020, TP Hồ Chí Minh sẽ có thêm 12 trường dạy nghề đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Nguồn bài viết : Đá Gà

Top