Huawei tìm 'miền đất hứa' Nam Á

2025-01-17 19:23:12

Gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc Huawei đang gặp bất lợi ở phương Tây, nhưng Nam Á lại là một thị trường đồ sộ, chín muồi của công ty này.

Là một phần của cuộc chiến rộng lớn hơn về công nghệ 5G, các công ty Mỹ đã bị cấm làm ăn với Huawei. Bắt đầu với việc Google tuyên bố đình chỉ giấy phép và thỏa thuận Android với Huawei. Trong tương lai, điện thoại thông minh, máy tính bảng của công ty Trung Quốc sẽ không còn được cập nhật bản vá bảo mật, cũng như sử dụng các ứng dụng độc quyền như Gmail, Chrome, Play Store, YouTube,… công ty mới nhất phá vỡ mối quan hệ với Huawei là ARM, có trụ sở tại Anh nhưng sử dụng chip di động có nguồn gốc từ Mỹ. Rõ ràng, Huawei đang dần dần bị cắt đứt khỏi các nhà cung cấp và thị trường của mình. Và dĩ nhiên là Huawei sẽ bỏ lỡ các mục tiêu tăng trưởng trong tương lai.

{keywords}
Gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc Huawei đang tập trung phát triển thị trường Nam Á. Ảnh: Diplomat

Nhưng ngay cả khi đang gặp bất lợi ở phương Tây, gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc có thể sống sót ở một nơi khác trên thế giới. Trong khi truyền thông quốc tế bùng nổ với những tranh cãi về Huawei, công ty âm thầm mở rộng dấu chân của mình ở Nam Á. Nỗ lực để tránh thiệt hại nhiều hơn cho sự tăng trưởng lợi nhuận do mất doanh số ở nước ngoài gần đây, Huawei tập trung vào việc củng cố chỗ đứng của mình tại thị trường Nam Á rộng lớn.

Ngành công nghiệp trị giá 1.200 tỷ USD

Nỗ lực thuyết phục các quốc gia Nam Á có tầng lớp trung lưu giàu có áp dụng công nghệ 5G, Huawei đã có chỗ đứng tốt ở Pakistan, Bangladesh và Sri Lanka. Pakistan và Sri Lanka sẽ công bố các dịch vụ 5G của Huawei vào giữa năm 2020, trong khi Bangladesh sẽ tham gia vào năm 2021. Được coi là thị trường được đánh giá cao khi khu vực này chiếm 1/4 dân số toàn cầu và mật độ Internet di động được dự đoán sẽ tăng lên tới 61% vào năm 2025.

Do đó, mặc dù căng thẳng với Mỹ làm giảm mức tăng trưởng khổng lồ của công ty công nghệ Trung Quốc - hoạt động kinh doanh giảm 1,3% trong năm 2018 - doanh thu từ khu vực Nam Á vào năm 2018 vẫn mang về cho Huawei 105 tỷ USD. Ước tính về khả năng của khu vực trong vòng 5 năm tới, Huawei cho biết: "Số thuê bao 5G sẽ đạt 80 triệu, lưu lượng truy cập Internet sẽ tăng gấp 5 lần, hơn 20 thành phố thông minh hoạt động và các thiết bị không dây, kỹ thuật số và thông minh sẽ cải thiện năng suất xã hội trung bình từ 4% đến 8%". Theo một số ước tính, công nghệ 5G có thể tạo ra ngành công nghiệp trị giá 1.200 tỷ USD cho khu vực Nam Á và Đông Nam Á trong 5 năm tới.

Nước Pakistan láng giềng có kế hoạch thử nghiệm công nghệ 5G trong năm nay. Cơ quan Viễn thông Pakistan (PTA) sẽ thử các dịch vụ ở một số khu vực trước tiên trên cơ sở dùng thử miễn phí trong khoảng thời gian từ 3-6 tháng. Theo tài liệu khung dự thảo, các thử nghiệm này sẽ diễn ra sau khi được PTA ủy quyền. Trong chuyến thăm 3 ngày tới Pakistan gần đây, Phó Chủ tịch Trung Quốc Vương Kỳ Sơn đã khánh thành một số dự án và chứng kiến việc đưa ra một số bản ghi nhớ (MoU). Đáng chú ý, một trong những thỏa thuận này liên quan đến việc ra mắt Trung tâm hỗ trợ kỹ thuật cao cấp của Huawei. Gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc đang tiến về phía trước với các khoản đầu tư lớn vào Pakistan.

Tại một cuộc họp cấp cao khác giữa người sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi và Thủ tướng Pakistan Imran Khan tại Bắc Kinh vào tháng trước, họ quyết định thành lập một trung tâm dữ liệu đám mây. Một MoU cũng đã được ký giữa Huawei và Bộ Kế hoạch Pakistan, hợp tác trong các lĩnh vực sản xuất, chuyển giao công nghệ và trí tuệ nhân tạo, qua đó giúp phát triển nền kinh tế của đất nước.

Khó khăn ở Ấn Độ

Đã có chỗ đứng tại Pakistan từ năm 1998, Huawei có một mạng lưới rộng lớn gồm 1.600 nhân viên, trong đó 91% là công dân Pakistan. Triển vọng tại đây có vẻ rất tươi sáng, nhưng giá dịch vụ 5G đắt đỏ có thể cản trở sự phát triển của công ty ở Pakistan. Dịch vụ dữ liệu ở nước này đã đắt hơn ở các nước đang phát triển khác và vì 5G dự kiến sẽ đắt hơn so với mức giá hiện tại, điều này có thể là điểm trừ trong việc thu hút khách hàng tại đây.

Khó khăn duy nhất của Huawei ở Nam Á là vẫn chưa thể thuyết phục Ấn Độ dù công ty đang nghiên cứu thử nghiệm công nghệ không dây 5G vào cuối năm nay. Trước những lo ngại như vấn đề an ninh, cáo buộc gián điệp và áp lực của Mỹ, Ấn Độ đã thay đổi kịch bản, bằng cách ưu tiên cho Samsung của Hàn Quốc. Thay thế Huawei, Samsung lên kế hoạch tài trợ cho các công ty khởi nghiệp Ấn Độ về phần cứng và phần mềm điện tử cùng với một số khoản đầu tư khổng lồ trong thời gian tới. Trước những phát triển này, có vẻ như gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc đã để mất thị trường Ấn Độ.

Theo CADN

Các công ty Mỹ sẽ thế nào nếu tiếp tục hợp tác với Huawei?

Các công ty Mỹ sẽ thế nào nếu tiếp tục hợp tác với Huawei?

Theo The Verge, trong hai tuần qua, Huawei gần như mất hết đối tác vì lệnh cấm vận thương mại của chính quyền Mỹ, trong đó có Google, Corning và ARM. Điều này khiến cho nhà sản xuất điện thoại Trung Quốc rơi vào khủng hoảng chưa từng có.

Nguồn bài viết : Lịch thi đấu bóng đá

Top