Các nước dành hơn 2,2 tỷ USD giải quyết vấn đề người tị nạn

2025-01-17 19:21:33
Thế giới có 114 triệu người phải rời bỏ nhà cửa, quê hương
Con số 114 triệu người di cư là mức kỷ lục, kể từ khi Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) bắt đầu thu thập dữ liệu cách đây gần 50 năm.
Việt Nam đánh giá cao vai trò của IOM trong các vấn đề di cư
Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai - Trưởng Phái đoàn tại Geneva nêu rõ, Việt Nam đánh giá cao vai trò dẫn dắt của Tổ chức di cư quốc tế (IOM) trong giải quyết các vấn đề di cư.

Diễn đàn về Người tị nạn Toàn cầu lần thứ 2 diễn ra ở Geneva (Thụy Sĩ) từ ngày 13 đến 15/12 với 4.200 đại biểu từ hơn 100 quốc gia. Sự kiện được thiết kế để hỗ trợ thực hiện các mục tiêu đặt ra trong Hiệp ước Toàn cầu về Người tị nạn (GCR) - Một khuôn khổ để chia sẻ trách nhiệm công bằng giữa các quốc gia, được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua vào tháng 12/2018.

Diễn đàn về Người tị nạn Toàn cầu lần thứ 2

Mục tiêu của GCR là giảm bớt gánh nặng cho các quốc gia tiếp nhận; thúc đẩy khả năng tự lực của người tị nạn; mở rộng khả năng tiếp cận các dịch vụ ở các nước thứ ba và cải thiện điều kiện ở các quốc gia xuất xứ của người tị nạn để giúp họ quay trở lại quê hương.

Đặc biệt, diễn đàn nhằm tăng cường hiệu quả viện trợ cho những người chạy trốn khỏi bạo lực và các cuộc khủng hoảng, đồng thời cải thiện sự phối hợp toàn cầu về vấn đề này. Sự kiện diễn ra trong bối cảnh số người di cư trên khắp thế giới vượt mức 114 triệu người. Nguyên nhân là do xung đột kéo dài, tình trạng nghèo đói triền miên và tác động từ biến đổi khí hậu.

Tại sự kiện này, các quốc gia và doanh nghiệp đã cam kết chi hơn 2,2 tỷ USD để giải quyết cuộc khủng hoảng di cư toàn cầu. Các nước cũng cam kết tiếp nhận 1 triệu người tị nạn từ nước thứ ba vào năm 2030. Các công ty, doanh nghiệp như IKEA (tập đoàn bán lẻ nội thất của Thuỵ Điển) cho biết sẽ giúp 100.000 người tị nạn tìm được việc làm.

Nhật Bản cam kết cung cấp khoảng 3 triệu USD cho Quỹ Giáo dục không thể chờ đợi (ECW), một quỹ toàn cầu cung cấp giáo dục cho người tị nạn.

Còn bà Ylva Johansson - Ủy viên phụ trách Nội vụ của Liên minh châu Âu (EU) - cho biết EU cam kết tái định cư gần 61.000 người tị nạn tại một số quốc gia thành viên trong 2 năm tới. Bà Johansson chia sẻ: “Từ năm 2015, chúng tôi đã tái định cư và thông qua các chương trình tiếp nhận nhân đạo để bảo vệ 175.000 người ở EU. Trong 3 năm qua, các thành viên khối đã cấp quy chế bảo hộ tị nạn cho khoảng 1 triệu người, đồng nghĩa với việc EU đang tiếp nhận 20% số người tị nạn trên thế giới. Trong 2 năm 2024 và 2025, các nước thành viên EU cam kết sẽ giải quyết và tiếp nhận nhân đạo cho gần 61.000 người”.

Khoảng 31.000 người trong số này sẽ được tái định cư thông qua các chương trình do UNHCR điều hành. Con số này cao hơn so với những năm gần đây. Các chương trình tái định cư của UNHCR tạo điều kiện cho những người đã chính thức xin quy chế bảo hộ tị nạn tại một quốc gia nào đó sẽ được chuyển đến một quốc gia khác đồng ý tiếp nhận họ, cấp cho họ sự bảo vệ quốc tế và cuối cùng cấp cho họ quy chế thường trú nhân.

Ông Filippo Grandi – Người đứng đầu Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn phát biểu tại diễn đàn

Ông Filippo Grandi – Người đứng đầu UNHCR đã bày tỏ sự hài lòng về những kết quả đạt được. "Người tham gia đã thể hiện khả năng lãnh đạo, tầm nhìn và sự sáng tạo trong việc tìm kiếm giải pháp cho những vấn đề rất phức tạp", ông Grandi nói.

Ông Grandi cho biết, nhu cầu cấp thiết phải giải quyết các nguyên nhân gốc rễ của việc di dời, trích dẫn các cuộc khủng hoảng đang diễn ra ở CHDC Congo, Myanmar, Syria và Afghanistan. Bất chấp những tiến bộ và nỗ lực hợp tác, mục tiêu gây quỹ của UNHCR vẫn thiếu 400 triệu USD, gây lo ngại cho năm tới. Trong 3 ngày sự kiện diễn ra, có 7 triệu người phải di cư do xung đột ở Sudan, đồng thời cần ngăn chặn cuộc khủng hoảng người tị nạn ở Gaza. Trong bối cảnh thế giới đang đối mặt hàng loạt thách thức, không chỉ gia tăng về mặt số lượng mà còn ngày càng phức tạp, vai trò của Liên hợp quốc trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Việt Nam đề xuất bảo vệ trẻ em bị chia cắt khỏi gia đình trong xung đột vũ trang
Cần tăng cường hỗ trợ đối với những trẻ em không được cha mẹ chăm sóc, không có người đi kèm và bị chắt cắt khỏi gia đình ở cả cấp độ quốc gia, khu vực và toàn cầu. Đây là đề xuất của Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Việt Nam Đặng Đình Quý tại Cuộc họp theo thể thức Arria về chủ đề “Giải quyết các thách thức của trẻ em không được sự chăm sóc của cha mẹ trong bối cảnh xung đột” do Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) tổ chức hôm 3/12.
Liên minh châu Âu đạt thỏa thuận về tiếp nhận người di cư
Ngày 4/10, đặc phái viên của 27 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) vừa đạt được sự nhất trí về hiệp ước tị nạn và di cư.

Nguồn bài viết : MW Điện Tử

Top