Từ 15/8: Hộ nghèo, hộ cận nghèo được hỗ trợ xây nhà mới đến 40 triệu đồng/hộ Từ 15/8/2022, chính sách mới liên quan đến việc hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo được chính thức áp dụng theo quy định tại Thông tư số 01/2022/TT-BXD ngày 30/6/2022 của Bộ Xây dựng. |
Điện Biên: Phụ nữ và trẻ em đồng bào dân tộc thiểu số sẽ được tiếp cận dịch vụ chăm sóc xã hội thiết yếu có chất lượng Theo đó, trong giai đoạn 2022 – 2026, Quỹ nhi đồng liên hợp quốc (UNICEF) cam kết tài trợ gần 3 triệu USD cho Dự án bạn hữu trẻ em tỉnh Điện Biên. |
Theo Kế hoạch, Bộ LĐTBXH đặt ra mục tiêu tăng cường phòng ngừa, ngăn chặn, đẩy lùi tệ nạn mại dâm; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động của các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội và cộng đồng trong công tác phòng, chống mại dâm; tăng cường khả năng tiếp cận, sử dụng các dịch vụ xã hội để hòa nhập cộng đồng đối với người bán dâm.
Bên cạnh đó, Kế hoạch cũng nêu ra một số mục tiêu cụ thể như:
Ít nhất 70% số xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) tổ chức được ít nhất một hình thức tuyên truyền về phòng ngừa mại dâm và được duy trì thường xuyên. Thông tin về phòng, chống mại dâm được đăng tải trên cơ quan báo chí cấp trung ương và cấp tỉnh ít nhất một tháng một lần.
Ít nhất 70% người lao động tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn mại dâm; ít nhất 60% người lao động trong các khu công nghiệp; 70% học sinh, sinh viên các trường trung học phổ thông, cơ sở giáo dục đại học và cơ sở giáo dục nghề nghiệp được tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật, cung cấp thông tin, kiến thức về phòng, chống tệ nạn mại dâm.
Ảnh minh hoạ. |
100% các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động phòng, chống tệ nạn mại dâm.
Ít nhất 50% các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương lồng ghép nhiệm vụ phòng, chống tệ nạn mại dâm với việc thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, các chương trình an sinh, trợ giúp xã hội, chương trình phòng, chống ma túy, chương trình phòng, chống HIV/AIDS.
100% tố giác, tin báo, khiếu nại hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống mại dâm được tiếp nhận, xác minh, phân loại, xử lý kịp thời.
Hằng năm, tăng 3 - 5% số tội phạm liên quan đến mại dâm được xử lý theo quy định của pháp luật, đặc biệt những địa bàn trọng điểm.
Hằng năm, tổ chức kiểm tra ít nhất 20% số cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn mại dâm trên địa bàn; đến năm 2025, 100% các cơ sở được kiểm tra ít nhất 1 lần.
Ít nhất 10% địa bàn cấp huyện thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng, triển khai mô hình thí điểm về phòng ngừa mại dâm, hỗ trợ can thiệp giảm hại, phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới, đảm bảo quyền của người lao động trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn mại dâm, cung cấp dịch vụ hỗ trợ hòa nhập cộng đồng đối với người bán dâm.
Ít nhất 60% người bán dâm có nhu cầu và đủ điều kiện được tiếp cận và sử dụng các dịch vụ hỗ trợ xã hội, hòa nhập cộng đồng.
Ít nhất 70% đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, chiến sĩ cấp tỉnh và 50% ở cấp huyện, cấp xã, các cơ quan, tổ chức có liên quan đến lĩnh vực phòng, chống mại dâm được đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ về công tác phòng, chống mại dâm; thực hiện các can thiệp giảm hại; phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới; hỗ trợ hòa nhập cộng đồng đối với người bán dâm.
Sóc Trăng tiếp tục hỗ trợ xây dựng 1.663 căn nhà cho người nghèo Sóc Trăng hỗ trợ triển khai xây dựng 1.663 căn nhà cho hộ nghèo khó khăn về nhà ở, với tổng kinh phí thực hiện là hơn 83,1 tỷ đồng. Trước đó, trong năm 2021, tỉnh cũng đã triển khai hoàn tất hỗ trợ xây dựng 2.081 căn nhà cho các hộ nghèo, tất cả kinh phí được vận động xã hội hóa. |
Chính sách giảm nghèo tạo điều kiện tiếp cận đầy đủ các dịch vụ xã hội cơ bản Hệ thống cơ chế, chính sách giảm nghèo đã tạo điều kiện cho người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo tiếp cận đầy đủ các dịch vụ xã hội cơ bản, góp phần giảm nghèo bền vững, hạn chế tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19. |