Bình Định phục dựng Lễ hội truyền thống ăn cốm lúa mới của đồng bào DTTS Bơhnar Kriêm

2025-01-17 19:21:28
Khai mạc Lễ hội truyền thống Bạch Đằng 2023
Độc đáo lễ cưới truyền thống của dân tộc M’nông

Trong văn hóa của người BơhNar Kriêm, lễ ăn cốm lúa mới được tổ chức khi lúa vừa chín tới, là một trong những lễ hội truyền thống có quy mô lớn trong năm của cộng đồng người Bơhnar Kriêm tại huyện Vĩnh Thạnh (tỉnh Bình Định).

Với nghi thức mang ý nghĩa tạ ơn trời đất, thần lúa, ông bà tổ tiên đã cho một mùa lúa bội thu và cầu mong một mùa mới lúa thóc đầy nhà, cũng như đánh giá lại kết quả một năm lao động sản xuất, là dịp để mọi người dân trong làng gặp gỡ, chia vui, chúc nhau sức khỏe và cùng hướng đến một năm làm ăn hiệu quả, sung túc hơn.

Lễ hội truyền thống ăn cốm lúa mới của đồng bào dân tộc thiểu số BơhNar Kriêm là một trong những lễ hội truyền thống có quy mô lớn trong năm của cộng đồng người Bơhnar Kriêm tại huyện Vĩnh Thạnh (Ảnh: Ngọc Nhuận/sodulich.binhdinh.gov.vn).

Đây còn được gọi là mùa “ăn năm uống tháng”, mùa sinh hoạt văn hoá cộng đồng, mùa giao lưu văn hóa, đồng thời cũng là dịp để các chàng trai, cô gái tìm bạn đời, gửi gắm giao duyên.

Du khách đến với Lễ hội truyền thống ăn cốm lúa mới của đồng bào dân tộc thiểu số Bơhnar Kriêm sẽ được tận hưởng không khí trong lành của vùng cao Vĩnh Sơn, trải nghiệm cuộc sống rộn ràng của mùa gặt, tìm hiểu văn hóa, đời sống tinh thần của người dân nơi đây, được hòa mình vào vũ điệu múa xoang cùng tiếng cồng chiêng, uống rượu cần và được ăn cốm lúa mới do dân làng mời như một lời chúc sức khỏe, hạnh phúc.

Việc phục dựng Lễ hội truyền thống ăn cốm lúa mới của đồng bào dân tộc thiểu số BơhNar Kriêm huyện Vĩnh Thạnh nhằm thực hiện nhiệm vụ “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Trong đó, giai đoạn 2021-2025 là hướng tới mục tiêu đảm bảo thực hiện các mục tiêu bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc gắn với phát triển bền vững; tạo sự thống nhất trong hệ thống chính trị, sự đồng thuận cao trong xã hội, tiếp tục củng cố, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân vững mạnh.

Độc đáo lễ hội cúng rừng của đồng bào dân tộc Mông ở Nà Hẩu
Tái hiện Lễ hội cầu an của đồng bào Ba Na tỉnh Gia Lai

Nguồn bài viết : Crown Poker Club

Top