Thịt viên nhân tạo được phục vụ đại trà ở Trung Quốc Con người giờ đây đã có thể thưởng thức món thịt lợn viên nhân tạo được chế biến từ phòng thí nghiệm với sự trợ giúp của công nghệ in 3D. |
13 tỉnh, thành được bàn giao 151 trạm đo mưa tự động phục vụ cảnh báo sớm mưa lũ tại cộng đồng Ngày 12/8, Quỹ Cộng đồng phòng tránh thiên tai vừa phối hợp với Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức nghiệm thu, bàn giao 151 trạm đo mưa tự động phục vụ cảnh báo sớm mưa lũ tại cộng đồng năm 2022 cho 13 tỉnh, thành miền Bắc, miền Trung và Tây Nguyên (trong đó, tại tỉnh Thừa Thiên Huế là 10 trạm). |
Theo hãng tin AP, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc Đường Nhân Kiện cho biết giới chức sẽ cố gắng tăng lượng mưa bằng cách rải hoá chất vào các đám mây và phun chất giữ nước trên đồng lúa để hạn chế bốc hơi, ngăn hậu quả của hạn hán kéo dài đối với vụ mùa. Tuy nhiên, giới chức không nêu rõ sẽ thực hiện biện pháp này ở địa phương nào.
Ông Đường Nhân Kiện cho rằng 10 ngày tới là “giai đoạn then chốt để ứng phó với thiệt hại” cho vụ lúa mùa thu ở miền nam nước này. Giới chức sẽ thực hiện các biện pháp khẩn cấp để đảm bảo thu hoạch vụ thu, chiếm tới 75% tổng sản lượng lúa hàng năm của cả nước.
Trung Quốc đang trải qua mùa hè nóng nhất, khô hạn nhất trong 61 năm trở lại đây. Hạn hán đã đe doạ mùa màng, khiến cây cối héo úa, các hồ chứa chỉ còn lượng nước bằng một nửa bình thường. Trong khi đó, vào tuần trước, nhiều nhà máy ở tỉnh Tứ Xuyên đã phải đóng cửa tiết kiệm điện để phục vụ sinh hoạt cho các hộ gia đình, trong bối cảnh nhu cầu sử dụng điều hòa tăng cao, nhiệt độ ở nhiều nơi lên tới 45 độ C.
Một đoạn sông Trường Giang ở Vân Dương, Trùng Khánh, vào ngày 16/8. Ảnh: VCG. |
Các nhà máy ở Tứ Xuyên cũng đang chờ chỉ thị tiếp theo từ chính quyền về khả năng kéo dài lệnh đóng cửa. Một văn bản lan truyền trên mạng xã hội Trung Quốc cho thấy Sở Công nghiệp và Công nghệ thông tin Tứ Xuyên dự tính gia hạn chỉ thị đến giữa tuần sau, song chính quyền địa phương chưa đưa ra thông báo chính thức.
Chính quyền tỉnh Tứ Xuyên và Hồ Bắc cho biết hàng nghìn hecta cây trồng đã mất trắng và hàng triệu người dân đang phải chịu thiệt hại vì hạn hán. Sản lượng lúa thấp của Trung Quốc sẽ có thể có tác động lớn đến toàn cầu. Điều này sẽ thúc đẩy nhu cầu nhập khẩu, làm tăng thêm áp lực lên lạm phát ở Mỹ và châu Âu, vốn đang ở mức cao nhất trong nhiều thập kỷ.
Trung Quốc phát cảnh báo vàng, cảnh báo cao thứ 3 trong thang cảnh báo 4 cấp của nước này vào ngày 19.8. Cảnh báo hạn hán mới nhất của Trung Quốc chỉ ra, ít nhất 2 tỉnh đang trải qua tình trạng giống như hạn hán và thời tiết khô hạn hơn hoặc hạn hán được dự báo sẽ xảy ra.
Cơ quan khí tượng của Trung Quốc thông tin ngày 19/8, ít nhất 244 thành phố trên khắp đất nước có thể ghi nhận nhiệt độ tăng trên 40 độ C, trong khi 407 thành phố khác có thể chứng kiến nhiệt độ lên hơn 37 độ C. Các nhà dự báo cho rằng, đợt nắng nóng có thể tiếp diễn trong một tuần nữa dù 3 ngày tới sẽ có mưa nhỏ. Dự báo cũng lưu ý rằng, hạn hán sẽ tiếp tục diễn ra.
Tính đến ngày 17/8, khoảng 830.000 người trên 6 tỉnh của Trung Quốc đã bị ảnh hưởng tới nguồn cung cấp nước do hạn hán, theo Bộ Thủy lợi nước này. Hơn 300.000 người đang gặp khó khăn tạm thời trong tiếp cận nước uống. CNN chỉ ra, đây là một số lượng đáng kể những người bị ảnh hưởng trong hạn hán, nhưng chỉ là một phần nhỏ trong số 1,4 tỉ dân số của Trung Quốc.
Các tỉnh ở miền nam và miền trung Trung Quốc - đặc biệt là những tỉnh dọc theo sông Dương Tử như Giang Tô, Hồ Bắc và Tứ Xuyên - là những tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Các quan chức địa phương khuyến cáo tiết kiệm nguồn cung cấp nước cho các mục đích sinh hoạt và giảm sử dụng nước trong nông nghiệp, thương mại và công nghiệp. Giới chức cũng đang nỗ lực tạo mưa. Hạn hán đã ảnh hưởng đến hơn 2 triệu mẫu đất nông nghiệp ở 6 tỉnh, một quan chức Bộ Thủy lợi Trung Quốc tiết lộ.
Nắng nóng gay gắt khiến nhu cầu sử dụng điều hòa nhiệt độ tại các văn phòng và hộ gia đình tăng đột biến, gây sức ép lên lưới điện. Hạn hán cũng làm cạn kiệt nước sông, làm giảm lượng điện sản xuất tại các nhà máy thủy điện.
Vào hôm 20/8, chính quyền tỉnh Hồ Bắc đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp vì hạn hán và cho biết giới chức sẽ hỗ trợ ngân sách cho người dân đối phó với thiên tai.
Chính quyền Tứ Xuyên cho biết 819.000 cư dân phải đối mặt với tình trạng thiếu nước sinh hoạt. Tỉnh này cũng thiếu điện nghiệm trọng vì 80% năng lượng phụ thuộc vào các đập thuỷ điện. Các văn phòng và trung tâm mua sắm ở tỉnh được yêu cầu tắt đèn và điều hòa nhiệt độ. Tàu điện ngầm ở Thành Đô, thủ phủ của tỉnh Tứ Xuyên , cho biết họ đã tắt hàng nghìn chiếc đèn ở các nhà ga.
Hồ Bắc ngày 17/8 thông báo triển khai nỗ lực tăng lượng mưa, điều động máy bay bắn các thanh i-ốt bạc vào mây, CNN đưa tin. Một số khu vực khác có sông Trường Giang chảy qua cũng lên kế hoạch gieo mây nhưng do lượng mây bao phủ quá mỏng nên chưa thể thực hiện.
Các thanh i-ốt bạc, có kích thước bằng điếu thuốc lá, thường được bắn vào mây để giúp hình thành tinh thể băng. Tinh thể băng giúp mây tích tụ nhiều hơi ẩm hơn trước khi trút mưa xuống đất.
Nhân viên triển khai hoạt động gieo mây ở huyện Tỷ Quy, thành phố Nghi Xương, tỉnh Hồ Bắc, ngày 16/8. Ảnh: Reuters. |
Trong khi đó, các khu vực khác đã hứng chịu tình trạng lũ quét nghiêm trọng. Chính quyền địa phương cho biết mưa lũ ở tỉnh Thanh Hải, tây bắc nước này, đã khiến ít nhất 26 người thiệt mạng và 5 người mất tích. Theo các bản tin phát sóng trên kênh truyền hình quốc gia, lở đất và lũ quét đã tấn công 6 ngôi làng ở thành phố Đại Đồng, tỉnh Sơn Tây. Khoảng 1.500 người đã phải rời khỏi nhà của họ.
Mưa lớn ở Hàn Quốc, 3 người thiệt mạng Ngày 1/7, thông tin từ giới chức Hàn Quốc cho biết, các trận mưa to như trút trong tuần này đã gây thiệt hại về người và tài sản ở nước này. |
Hàn Quốc ghi nhận số ca mắc COVID-19 mới cao kỷ lục Do sự lây lan của biến thể phụ BA.5, số ca mắc COVID-19 mới tại Hàn Quốc trong 1 ngày đã tăng mức cao kỷ lục trong 2 tháng qua. |
Nguồn bài viết : Đá gà Thomo