Chàng cử nhân bỏ phố về rừng làm nông nghiệp sạch

2025-01-17 19:21:29
Gia Lai: Liên hiệp Hữu nghị và Liên hiệp các Hội Khoa học & Kỹ thuật phối hợp trong công tác đối ngoại nhân dân
Mới đây, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Gia Lai và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Gia Lai đã tổ chức Lễ ký kết quy chế phối hợp trong công tác đối ngoại nhân dân.
Gia Lai: Giải cứu 3 người dân mắc kẹt giữa dòng nước lớn trên sông Ba trong lúc câu cá
Lực lượng chức năng đã giải cứu thành công 3 người dân bị mắc kẹt giữa dòng nước lũ khi đang đánh bắt cá dưới chân hồ đập thủy điện ở Gia Lai.

Chàng trai với nụ cười hiền lành có tên Đàm Quang Huy (sinh năm 1991, thôn 3, xã Ia Nhin, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) từng tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh vào năm 2014 tại Đại học Đà Nẵng. Sau khi tốt nghiệp, Huy đã có công việc và mức thu nhập khá cao với một công ty sữa tại Đà Nẵng khi quản lý kính doanh một hệ thống bán hàng khắp các tỉnh miền Trung. Với công việc ấy, Huy đã lặn lội khăp các tỉnh miền Trung và rồi anh nảy ra ý định làm nông nghiệp sạch khi đi qua rất nhiều trang trại ở các vùng khác nhau.

Chàng cử nhân bỏ phố về rừng làm nông nghiệp sạch trên đất cao nguyên.

Năm 2019, Huy quyết định “bỏ phố về làng” để làm trang trại trước sự ngỡ ngàng của cha mẹ và bạn bè. Bởi với công việc quản lý kinh doanh, được ở phố biển Đà Nẵng, với mức thu nhập khá đang là mơ ước của rất nhiều người. Vậy nhưng Huy quyết định bỏ ngang để về với nông nghiệp. Huy tâm sự, quyết định ấy đã được nung nấu nhiều ngày, và trong tâm trí Huy lúc nào cũng có ý định làm nông nghiệp hữu cơ ngay trên mảnh đất quê mình. Chính vì thế, Huy từ bỏ thành phố lớn về Gia Lai để thực hiện đam mê làm nông nghiệp hữu cơ mà mình đã ấp ủ từ lâu.

Anh Huy với mô hình nông nghiệp sạch và du lịch xanh tại địa phương.

Huy đã mang ý định phát triển nông nghiệp sạch trên mảnh dất quê mình khi thấy vùng đất này lâu nay trồng cây cao su nhưng đã không còn mang lại hiệu quả. Huy đã trăn trở để tìm ra mô hình nông nghiệp hiệu quả, hợp với đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng trên vùng đất cằn này. Sau nhiều tháng tìm hiểu, Huy và em gái là kĩ sư nông học biết được giống quýt đường F1 từ tỉnh Bến Tre. Sau nhiều nghiên cứu để đánh giá thổ nhưỡng, khí hậu, Huy đã thuyết phục gia đình phá bỏ 3 ha cao su già cỗi, kém năng suất để thay thế bằng 3.000 gốc quýt. Vừa trồng, Huy cũng vừa cũng tìm hiểu cách chăm sóc, kinh nghiệm của những hộ trồng quýt ở vùng lân cận để áp dụng cho vườn quýt của mình. Huy cho biết, vườn quýt này được trồng theo quy trình hữu cơ nên giảm được chi phí phân bón, thuốc trừ sâu. Anh sử dụng hoàn toàn phân hữu cơ, thuốc tự chế từ sản phẩm tự nhiên để chăm sóc cây.

Thành quả đến thật bất ngờ, trong niên vụ 2020 vườn quýt đã cho mùa quả bói với sản lượng đạt 8 tấn. Với giá bán thời điểm đó là 20.000-30.000 đồng/kg, anh đã thu được hơn 150 triệu đồng từ vườn quýt. Năm 2021, Huy ước tính sẽ thu từ 23-25 tấn quả từ vườn quýt, ước tính có thể thu được khoảng 600 triệu đồng. Huy và gia đình còn trồng xen canh thêm nhiều cây khác như sầu riêng, ổi, na, chanh…

Sau nhiều tháng tìm hiểu, Huy và em gái là kĩ sư nông học đã gây dựng được một trang trại nông nghiếp sạch.

Không chỉ làm nông nghiệp, với ý tưởng biến nông trại của mình thành một điểm du lịch xanh, Huy đã phát triển trang trại theo hướng hữu cơ kết hợp du lịch văn hóa, cộng đồng. Vào mùa quýt chín, cả một vùng rộng hơn 3ha vàng rực màu vàng của quýt, kết hợp với nắng chiều hay sương sớm buổi sáng tạo nên cảnh đẹp hấp dẫn, rất nhiều người đã tìm đến đây để chiêm ngưỡng, sống ảo cũng như ghi lại những khoảnh khắc tuyệt vời của mùa quýt chín. Ngoài ra, khách hàng có thể cắm trại và trải nghiệm qua đêm tại vườn.

Không chỉ làm nông nghiệp, với ý tưởng biến nông trại của mình thành một điểm du lịch xanh. (ảnh NVCC)

Huy cho biết, việc kết hợp giữa làm nông nghiệp hữu cơ và du lịch cộng đồng đang đem lại hiệu quả khả quan. Không chỉ thế, nông trại của Huy cũng đã tạo việc làm cho hàng chục lao động là những người đồng bào dân tộc thiểu số tại địa phương. Cùng với đó, anh cũng trực tiếp hướng dẫn những người dân trong vùng có ý tưởng thực hiện nông nghiệp xanh theo mô hình này để nâng cao hiệu quả kinh tế, cũng như tạo điểm nhấn cho vùng đất Chư Păh, và tạo thêm một điểm tham quan du lịch gắn với nông nghiệp, liên kết với các tuyến điểm du lịch tại huyện Chư Păh và cả tỉnh Gia Lai đang có.

Mô hình nông trại sạch của anh được rất nhiều người yêu thích. (ảnh NVCC)

Anh Huy tâm sự: “Tôi thấy nhu cầu du lịch trải nghiệm vườn cây ăn quả, tham quan, chụp ảnh, hái quả và thưởng thức tại vườn đang là xu hướng được khá đông du khách yêu thích. Hơn hết, du lịch cộng đồng đang được khuyến khích để mang lại những trải nghiệm mới với du khách!” Với diện tích trang trại khoảng 3 ha gồm ao cá, vườn cây ăn quả và nằm trên tuyến đường chính dẫn vào các điểm đến hấp dẫn của huyện Chư Păh như thủy điện Ialy, Suối đá đĩa triệu năm tuổi, Núi lửa Chư Đăng Ya... nông trạng với tên Huyfarm của Huy đang là nơi dừng chân, kết nối du lịch hấp dẫn cho du khách gần xa. Nói về định hướng trong thời gian tới, anh Huy cho biết sẽ hướng tới việc phát triển du lịch bài bản hơn bằng việc đầu tư, quy hoạch lại các khu vực trải nghiệm như khu picnic, cắm trại, tạo nên các sản phẩm và dịch vụ để du khách có thể ở lại lâu hơn như cùng cùng tham gia làm nông nghiệp, thu hoạch trái cây tại vườn.

Nhiều du khách tìm tới nông trại của anh để tham quan, picnic và checkin vườn cây tuyệt vời này.

Bà Võ Hoàng Đan Thanh, Bí thư Đảng ủy - Chủ tịch HĐND xã Ia Nhin (huyện Chư Păh, Gia Lai) cho biết: “Từ mong muốn phát triển dự án nông nghiệp hữu cơ kết hợp du lịch của mình, anh Huy đã có những thành công bước đầu tạo nên sản phẩm nông nghiệp phù hợp với xu thế của thị trường. Ngoài ra, anh cũng liên kết với những người dân trên địa bàn để cùng mở rộng, phát triển mô hình nông nghiệp mới, xanh, an toàn hơn!”.

Gia Lai không tổ chức Lễ hội hoa dã quỳ thường niên vì COVID-19
Theo kế hoạch Lễ hội Hoa Dã quỳ - Núi lửa Chư Đang Ya dự kiến sẽ được tổ chức từ ngày 12 đến 14/11, đây là thời điểm hoa dã quỳ vào mùa nở rộ. Năm nay vì ảnh hưởng của dịch bệnh, năm nay Lễ hội hoa Dã quỳ sẽ không được tổ chức.
Cao nguyên Kon Hà Nừng (Gia Lai) được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới
Cao nguyên Kon Hà Nừng, tỉnh Gia Lai vừa được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới.
Chính phủ cấp gạo, nhà bạt, máy phát điện hỗ trợ người dân Gia Lai, Bình Phước, Sóc Trăng
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký các Quyết định số 1499/QĐ-TTg và 1500/QĐ-TTg xuất cấp gạo, nhà bạt, máy phát điện từ nguồn dự trữ quốc gia cho các tỉnh Gia Lai, Bình Phước, Sóc Trăng để hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh và phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Nguồn bài viết : Xóc Đĩa

Top