GS Võ Tòng Xuân đưa ra dẫn chứng: “Họ không thấy rằng, trồng lúa nhiều nhưng lợi tức của người trồng lúa rất thấp và gần như không có”.
Nông dân huyện Bình Đại - Bến Tre lo lắng vì đồng ruộng bị xâm nhập mặn. Ảnh: Ca Linh
Nhà nhà trồng lúa, người người trồng lúa
Sau 40 năm giải phóng, nhiều nhà quản lý có thấy hay không thấy viễn cảnh xâm nhập mặn như hiện nay mà vẫn say mê ủng hộ người dân trồng lúa để xuất khẩu với giá rẻ mạt. Người nông dân ở vùng ĐBSCL phải hy sinh nhiều trong cuộc sống bên ruộng vườn và xem lúa như một cây vua để phát triển kinh tế. “Nhà nhà trồng lúa, người người trồng lúa”, người dân càng trồng lúa nhiều thì lượng gạo càng tăng và tạo ra sự dư thừa trong xã hội.
Trong nền kinh tế thị trường, nguồn cung của gạo nhiều quá mà nhu cầu sử dụng không tăng thì nhất định giá phải giảm. Khi nào cung ít mà cầu nhiều thì giá tăng lên. Câu hỏi đặt ra, nền kinh tế thị trường có cần phải sản xuất quá nhiều vào một loại hàng hóa để tự làm cho giá hàng hóa đó trở nên rẻ mạt? GS Võ Tòng Xuân đưa ra nhận xét: “Các cơ quan chức năng cần phải xem xét lại việc điều tiết trồng lúa trên địa bàn cả nước để người dân trồng vừa thôi thì lúa gạo mới có thể tăng giá và cải thiện đời sống bà con nuôi trồng cây lúa”.
GS Võ Tòng Xuân
Việc trồng nhiều lúa gạo là có thực nó đã giúp cho một số bộ phận “cán bộ” thăng quan tiến chức và đã phá vỡ môi trường vùng Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Rạch Giá (Kiên Giang)... vào mùa khô hạn.
Người dân nơi đây lẽ thường tình sẽ lấy nước mặn vào để nuôi tôm. GS Võ Tòng Xuân lập luận, một vụ tôm được nuôi trong mùa khô và khi mưa xuống sẽ trồng lúa. Nếu được như vậy, lợi nhuận người dân thu về sẽ gấp 3-4 lần so với trồng lúa 2-3 vụ trong năm. Thế nhưng, hàng chục năm qua, cây lúa đã bám sâu vào suy nghĩ của nhiều nhà quản lý và hạn chế người dân làm giàu nhờ canh tác, nuôi trồng những loại khác theo đúng quy luật tự nhiên của vùng thổ nhưỡng ĐBSCL.
Lúa ở Sóc Mồ Côi (Sóc Trăng) chết vì khô hạn.
Dự án ngọt hóa “phá sản” từ lúc mới hình thành nên ý tưởng.
Một số người dân ở vùng Bạc Liêu thử nghiệm mô hình “bửa đập nuôi tôm” cải thiện được cuộc sống rất nhiều và đời sống khá giả hơn. Tiêu chí về cây lúa khiến cho một số lãnh đạo đưa ra nhiều dự án thủy lợi điển hình “ngọt hóa bán đảo Cà Mau, ngọt hóa Gò Công”. GS Võ Tòng Xuân nói, ngân sách Nhà nước tiêu tốn đến hàng chục tỉ đồng nhưng không thể “ngọt hóa” được vùng nước ngập mặn vì thiên nhiên không cho phép con người làm như vậy!
Khu “ngọt hóa” từ kênh Xáng - Bạc Liêu xuống tận vùng Cà Mau được đắp đập để ngăn mặn và đem dòng nước ngọt của sông Hậu đến nhưng bất thành. GS Võ Tòng Xuân chỉ rõ: “Công trình này chỉ duy có 1 điều tốt cho người dân được tận hưởng là con đường đi từ Cần Thơ đến Cà Mau đi tắt cặp theo kênh Xáng chứ không để nông dân tăng thêm lợi nhuận từ việc nuôi trồng cây lúa”. Một thực tế, dự án ngọt hóa các cánh đồng xâm nhập mặn hoàn toàn “phá sản” từ lúc mới hình thành nên ý tưởng.
Do hạn hán và xâm nhập mặn dẫn đến hơn 160.000 ha lúa đông xuân bị thiệt hại, nguồn rơm cho bò ăn ghiếu hụt trầm trọng. Vì thế, nhiều hộ dân phải bán bò với giá rẻ
GS Võ Tòng Xuân dẫn chứng, môi trường sinh thái bền vững phải tháo nước mặn vào để nuôi tôm và hệ thống lúa - tôm phải được vận dụng. Nhiều người dân quá tin vào cây lúa và nhiều hộ bắt buộc phải trồng cây lúa nên đã “mâu thuẫn” với nhiều hộ dân nuôi tôm.
gười trồng lúa và người nuôi tôm đã xảy ra “xung đột” về quyền lợi gần 20 năm qua. Đến nay, tình trạng hạn và xâm nhập mặn đang diễn ra thì chuyện trồng cây lúa hay nuôi con tôm lại được “đẩy” lên ở một tầm cao mới.
Khi nước ngọt từ trên vùng thượng nguồn thiếu và bị chặn lại bởi những con đập của một số quốc gia thì vùng hạ nguồn không tích nước. GS Võ Tòng Xuân chia sẻ với người nông dân: “Người trồng lúa và người nuôi tôm đều la trời vì... thiếu nước”. Nước ngọt vốn dĩ không có đã đành, nhưng nước mặn có ở vùng hạ lưu cho những người nuôi tôm cũng không được dùng.
Hạn hán, xâm nhập mặn đang thách thức an ninh lương thực vùng ĐBSCL.
GS Võ Tòng Xuân khẳng định: “Lỗi ở đây là do những nhà quản lý yếu kém. Nông dân trồng trái với quy luật của thiên nhiên và việc cải tạo thủy lợi của Việt Nam không thành công. Quá trình “ngọt hóa” không được như mong muốn khiến người dân ca thán thì Nhà nước phải chịu hoàn toàn trách nhiệm”.
Thủy lợi chưa lợi
Hơn 40 năm trước khi đất nước mới giành được độc lập, người dân ở vùng đất Thạnh Trị (Sóc Trăng), Nha Mân (Đồng Tháp) đều được hướng dẫn và bắt buộc phải trồng cây lúa vụ Đông Xuân. GS Võ Tòng Xuân kể lại: “Nhiều người dân ủng hộ phong trào trồng lúa nước đã cho chính quyền địa phương mượn đất để trồng lúa mùa vụ Đông Xuân nhưng không có nước ngọt để trồng”.
Cánh đồng khô cằn được cải tạo tưới nước xâm nhập mặn để trồng cây đậu nhưng vẫn không thể sống nổi
Người dân ở vùng thượng nguồn bắt đầu học cách trồng lúa 3 vụ và ở hạ nguồn cũng học theo lúa 3 vụ. Cơ quan quản lý nông nghiệp “quá ham” về trồng cây lúa nên không thấy được rủi ro như ngày hôm nay và người dân phải gánh chịu. Nhiều vùng đất của ĐBSCL vốn đã phân biệt rõ 2 mùa mặn - ngọt và con người can thiệp quá sâu vào quy luật của tự nhiên để “ngọt hóa” những cánh đồng.
GS Võ Tòng Xuân khẳng định một lần nữa: “Tình trạng xâm nhập mặn không thể tránh được vì đây là thiên tai và nếu đặt câu hỏi năm tới có nữa không thì chưa chắc có câu trả lời”.
“Xung đột” giữa người dân nuôi tôm, giữa Bạc Liêu với Sóc Trăng vẫn sẽ xảy ra và năm nào cũng… cãi nhau. Nước ngọt thuận tiện cho người trồng lúa và nước mặn được mùa cho người nuôi tôm. Đứng dưới góc độ khách quan, hệ sinh thái xâm nhập mặn tự nhiên đã dành cho người dân nuôi tôm có lãi nhiều hơn trồng lúa.
Nước nhiễm mặn cùng với nhiễm phèn kết lại từng mảng lớn trên mặt ruộng khiến lúa chết ở phường Vĩnh Thông, Rạch Giá, Kiên Giang
GS Võ Tòng Xuân luôn trăn trở với cây lúa nước là phải thôi, vì phần lớn cuộc đời ông nặng tình với cây lúa. Ông không đồng tình cách trồng lúa đi ngược lại với môi trường tự nhiên mà con người đang phá hủy hệ sinh thái vốn có. Hơn 25 năm qua, từ khi Việt Nam bắt đầu xuất khẩu được gạo thì GS Võ Tòng Xuân đã đổi tên Trung tâm Nghiên cứu lúa ở Cần Thơ thành Trung tâm Nghiên cứu hệ thống canh tác.
Cuộc sống nhờ vào con tôm đã bị tước đoạt.
Tức là, vào năm 1990, GS Võ Tòng Xuân đã có những dự báo về thời điểm không xa, con người sẽ phải nhận lấy hậu quả do đi ngược lại với quy luật thường tình của thiên nhiên. Điều bình thường mà người dân lẽ ra phải được hưởng khi canh tác trên ruộng ngập mặn nhờ vào con tôm đã bị tước đoạt.
Con người sẽ phải nhận lấy hậu quả do đi ngược lại với quy luật thường tình của thiên nhiên
“Phong trào” làm thủy lợi ngăn đê chống mặn lấn át hệ thống sinh thái theo quy luật của tự nhiên. “Cơ quan quản lý cứ làm thủy lợi chỗ này, làm thủy lợi chỗ kia, ngọt hóa chỗ này, ngọt hóa chỗ kia, ngăn mặn chỗ nọ chủ yếu là để có dự án”...
Một thực tế đang diễn ra trước mắt, người nông dân có trồng lúa được trên những cánh đồng bị xâm nhập mặn hay không đã có câu trả lời. Ghi nhận của phóng viên, ở vùng Thạnh Trị đất nứt nẻ, các kênh thủy lợi được xây lên để ngăn những dòng nước mặn từ biển tràn vào, nước ở các con kênh rất nhiều nhưng không được bơm vào bên trong. Tại vùng đất Long Phú, cách đây 5 năm, người dân trồng lúa được 3 vụ, sau đó 3 năm chỉ còn 2 vụ và hiện nay, người dân chỉ còn trồng được 1 vụ lúa.
GS Võ Tòng Xuân khẳng định: “Người dân mỗi năm chỉ cần trồng 1 vụ lúa và nuôi 1 vụ tôm là thắng lợi to. Bây giờ, muốn cứu dân cũng không thể cứu được vì nguồn nước ngọt không còn dồi dào để cứu. Năm tới, tôi đề nghị người dân không nên trồng lúa vào mùa khô mà nên mở rộng mô hình nuôi tôm sẽ thu lợi hơn nhiều”.
Theo đánh giá của các trung tâm dự báo khí hậu trên thế giới thì El Nino đã chính thức bắt đầu từ những tháng cuối năm 2014 và khoảng 85% khả năng sẽ kéo dài đến hết mùa xuân 2016. Ngoài cường độ mạnh, nhiều khả năng El Nino 2014/2016 cũng sẽ trở thành một trong những El Nino kéo dài nhất trong khoảng 60 năm qua.
Một cánh đồng khô hạn vùng Đồng bằng sông Cửu Long Đợt El Nino này khiến nhiều cánh đồng tại vùng ĐBSCL khô cằn, hạn hán và sự kết hợp với việc một số nước trên thượng nguồn sông Cửu Long đang lấy nước từ các đập chảy xuống vùng hạ nguồn. GS Võ Tòng Xuân đánh giá, thượng nguồn sông Cửu Long có Campuchia làm đập thủy lợi để ngăn dòng chảy của nước và mới nhất là Thái Lan làm đập để chặn lấy nước ngọt nên năm nay ĐBSCL không có lũ và mực nước tại Tân Châu (An Giang) chỉ có 2,3m. Hơn 60 năm qua, người dân miền Tây đều sống nhờ mùa nước lũ chảy tràn về các vùng, ngập sâu. Người dân lại đánh bắt cá, tôm và chờ nước rút sẽ làm vụ lúa kế tiếp. Năm nay, mùa lũ không có nước và đất ruộng nứt nẻ, trái với quy luật tự nhiên. Thậm chí, mực nước ở đầu nguồn sông Cửu Long thấp hơn ngày thường. |
Theo Petrotimes
Nguồn bài viết : Trang đánh Baccarat