SÁCH HAY THỐNG KÊ

Những công trình mang đậm tình hữu nghị Việt – Xô

2024-12-20 20:38:24
Hội Hữu nghị Việt Nam - Lào tỉnh Hà Tĩnh tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động đối ngoại nhân dân
Chiều 31/10 tại Hà Tĩnh, Hội Hữu nghị Việt Nam - Lào tỉnh Hà Tĩnh tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ IV nhiệm kỳ 2022 - 2027.
Tập trung thực hiện tốt công tác tuyên truyền thông tin đối ngoại
Ông Nguyễn Minh Vũ được bầu làm Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt - Nga tỉnh Bình Dương nhiệm kỳ 2022-2027.

Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được chính thức khởi công ngày 2 tháng 9 năm 1973, tại vị trí của lễ đài cũ giữa Quảng trường Ba Đình, nơi Bác đã từng chủ trì nhiều cuộc mít tinh lớn. Lăng được khánh thành vào ngày 29 tháng 8 năm 1975, gồm 3 lớp với chiều cao 21,6 mét, chiều rộng 41,2 mét lớp dưới tạo dáng bậc thềm tam cấp, lớp giữa là kết cấu trung tâm của lăng gồm phòng thi hài và những hành lang, những cầu thang.

Lăng Bác là một trong nhiều công trình thể hiện tình hữu nghị của Liên Xô (cũ) đối với Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam (Ảnh: TTXVN).

Sau khi Bác Hồ qua đời, Đảng và Chính phủ Việt Nam đã đề nghị Chính phủ Liên Xô cử chuyên gia sang Việt Nam để giúp bảo quản thi hài Bác và giúp đỡ kỹ thuật trong thiết kế, xây dựng và trang bị cho Lăng. Tính từ năm 1969 đến 2014, đã có 82 chuyên gia y tế Liên Xô qua giúp Việt Nam trong việc bảo quản thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Lăng Bác là một trong nhiều công trình thể hiện tình hữu nghị của Liên Xô (cũ) đối với Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam.

Nhà máy thủy điện Hòa Bình

Nhà máy Thủy điện Hoà Bình được xây dựng tại tỉnh Hòa Bình (từ năm 1979 đến năm 1991 là tỉnh Hà Sơn Bình), trên dòng sông Đà thuộc miền bắc Việt Nam. Đây là nhà máy thủy điện lớn nhất Việt Nam và Đông Nam Á từ năm 1994 đến 2012. Nhà máy thủy điện Hòa Bình do Liên Xô viện trợ kinh phí, hỗ trợ công tác xây dựng và hướng dẫn vận hành.

Nhà máy thủy điện Hòa Bình do Liên Xô viện trợ kinh phí, hỗ trợ công tác xây dựng và hướng dẫn vận hành (Ảnh: Pinterest).

Hiện nay, ngay tại Thủy điện Hòa Bình có 4 di tích được lưu giữ, xây dựng ở ngay thân đập giúp mọi người nhớ về những ký ức Nga trên nguồn sáng sông Đà. Đầu tiên là Đài tưởng niệm bên bờ đập được thiết kế phỏng theo hình chiếc tua-bin điện vươn cao với 168 bát hương, tấm bia nhằm tưởng nhớ những người đã ngã xuống trong quá trình xây dựng thủy điện. Tiếp tục đi cao lên ở bên bờ trái là khu vực nhà truyền thống nơi còn lưu giữ nhiều hình ảnh quý, với các khoảnh khắc đẹp thể hiện sự sát cánh của Liên Xô trong giúp đỡ Việt Nam xây dựng. Nằm bên phải nhà truyền thống là bức thư thế kỷ (chỉ được mở vào ngày đầu tiên của năm 2100) của những người xây dựng Thủy điện Hòa Bình gửi thế hệ mai sau, được chôn chặt trong khối bê tông hình chóp cụt. Tiếp đó, ở bên đối diện, cách bức thư thế kỷ khoảng 20m là vị trí trưng bày của chiếc máy xúc và chuyển đá được mang từ Liên Xô sang.

Cầu Thăng Long

Được khởi công vào ngày 26/11/1974 và khánh thành vào ngày 9/5/1985, Thăng Long là một trong những cây cầu có thời gian thi công dài nhất ở Việt Nam. Cầu Thăng Long cách cầu Long Biên 11 km về phía thượng lưu sông Hồng. Thời kỳ đầu, Trung Quốc giúp xây dựng nhưng được khoảng 20% khối lượng công trình thì ngừng lại. Đến cuối năm 1978, Liên Xô đã giúp ta xây dựng tiếp cho đến khi hoàn thành.

Đến cuối năm 1978, Liên Xô đã giúp Việt Nam xây dựng tiếp cho đến khi hoàn thành (Ảnh: toquoc.vn)

Vào ngày 3/11/1978 Hiệp định liên Chính phủ Việt Nam – Liên Xô được ký kết. Đây chính là cơ sở để Liên Xô nhận cung cấp viện trợ cho Việt Nam để xây dựng hoàn thành cầu Thăng Long (gói viện trợ không hoàn lại). Với Hiệp định trên, phía Liên Xô cung cấp cho Việt Nam các vật liệu xây dựng như sắt thép, xi măng mác cao, dầm thép, máy móc thiết bị thi công, cử chuyên gia sang làm việc.

Với sự giúp đỡ tận tình của Liên Xô, năm 1985, cầu Thăng Long chính thức hoàn thành và đưa vào khai thác. Từ đó, cây cầu này trở thành một biểu tượng vững bền cho tình hữu nghị Việt Nam – Liên Xô. Hiện trên hai đầu cầu vẫn còn những biểu tượng về tình hữu nghị này, ngoài tên gọi chính thức thì cầu Thăng Long còn có một tên gọi khác là cầu Hữu Nghị.

Bệnh viện Hữu Nghị

Tiền thân là "Bệnh viện Hữu Nghị Việt – Xô", được thành lập năm 1958. Bệnh viện được chính thức thành lập theo Nghị định 163-NĐ/TTg ngày 28/3/1958 của Thủ tướng Chính phủ về hợp nhất Bệnh viện Hồng Thập tự Liên Xô và Bệnh viện 303 thành một bệnh viện lấy tên là Bệnh viện Hữu Nghị Việt Xô.

Bệnh viện Hữu Nghị tiền thân là "Bệnh viện Hữu Nghị Việt – Xô" (Ảnh: nguoiduatin.vn).

Hoà bình lập lại, cơ quan của Đảng và Chính phủ trở về Hà Nội, Bệnh xá 303 chuyển về vị trí của Bệnh viện Đồn Thủy. Năm 1955 Trung ương quyết định mở rộng bệnh xá thành Bệnh viện 303. Tháng 5/1956, Bệnh viện Hồng thập tự Liên Xô được khai trương tại địa điểm của Bệnh viện 303. Cuối năm 1957, chuyên gia Liên Xô trở về nước, Bệnh viện Hồng thập tự Liên Xô được bàn giao cho Việt Nam quản lý, và đến năm 1958 thì lập ra Bệnh viện Hữu Nghị. Ngày 14/11/1994, Chính phủ đã có quyết định số 6388/TCCB đổi tên Bệnh viện Hữu Nghị Việt – Xô thành Bệnh viện Hữu Nghị.

Cung Văn hóa hữu nghị Việt Xô

Tên chính thức là Cung Lao động Văn hóa hữu nghị Việt – Xô. Tuy vậy, nhiều người Hà Nội quen gọi đơn giản là Cung Việt Xô hay Cung Công nhân. Cung Văn hoá Lao động Hữu nghị Việt – Xô là một công trình kiến trúc, văn hóa dành cho các buổi biểu diễn nghệ thuật, các hội nghị khoa học, triển lãm...

Cung Văn hoá Lao động Hữu nghị Việt – Xô là một công trình kiến trúc, văn hóa dành cho các buổi biểu diễn nghệ thuật, các hội nghị khoa học, triển lãm... (Ảnh: wowweekend.vn).

Công trình được khởi công vào ngày 1 tháng 1 năm 1978 trên nền cũ của nhà Đấu Xảo Hà Nội (bị bom phá hủy trong Thế chiến lần thứ 2), tới ngày 1 tháng 9 năm 1985 thì hoàn thành. Nguồn tài chính xây dựng công trình do Hội đồng Trung ương các Công đoàn Liên Xô trước đây trao tặng nên được đặt tên là Cung Văn hoá Lao động Hữu nghị Việt – Xô. Công trình được kiến trúc sư Liên Xô G.G.Isakovich thiết kế với tổng diện tích khoảng 3,2 ha. Công trình mang dấu ấn của tình hữu nghị hai nước, như món quà mà Công đoàn Liên Xô dành tặng Việt Nam.

Công viên Lê-nin

Công viên Lê-nin (trước đây là vườn hoa Chi Lăng) là một công viên mang tên Lê Nin nằm đối diện với Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tại thủ đô Hà Nội. Khuôn viên của công viên có hình tam giác, với tổng diện tích là 17.183 m2, trong đó bao gồm quần thể kiến trúc tượng đài Lê Nin.

Việt Nam đã dựng tượng đài Lê Nin tại vườn hoa Chi Lăng với sự giúp đỡ của nhà nước Liên Xô (Ảnh: Wikipedia).

Để tỏ lòng kính trọng với Lê Nin – vị lãnh tụ của giai cấp công nhân và nhân dân lao động thế giới, Việt Nam đã dựng tượng đài Lê Nin tại vườn hoa Chi Lăng với sự giúp đỡ của nhà nước Liên Xô. Bức tượng Lê Nin đúc bằng đồng, cao 5,2m đặt trên bệ đá hoa cương cao 2,7m. Đến ngày 7 tháng 10 năm 2003 thì Vườn hoa Chi Lăng được đổi tên thành Công viên V.I Lê Nin.

Kỷ niệm 100 năm ngày sinh họa sĩ tài hoa Liên Xô vẽ về câu chuyện của Việt Nam
Nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh họa sĩ tranh minh họa tài hoa Vladimir Gavrilovich Shevchenko (12/3/1922-12/3/2022), tại Bảo tàng Tranh toàn cảnh Trận chiến Borodino ở thủ đô Moskva đã tổ chức cuộc triển lãm "Nhân dân vinh danh" giới thiệu các đồ vật cá nhân cũng như những bức tranh họa sỹ Shevchenko vẽ minh họa cho bài thơ nổi tiếng "Borodino" của đại thi hào Nga Mikhail Y. Lermontov vào những năm 1970.
Khai mạc triển lãm ảnh “Dấu ấn vượt thời gian”
Ngày 27/4, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam phối hợp với Tùy viên Quốc phòng Liên bang Nga tại Việt Nam tổ chức trưng bày triển lãm ảnh “Dấu ấn vượt thời gian” nhân kỷ niệm 47 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2022) và 77 năm Ngày Chiến thắng của Liên Xô trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại (09/5/1945 - 09/5/2022).
Top