15.822 trẻ được tuyên truyền về các hình thức xâm hại trẻ em |
Thành phố an toàn, thân thiện với trẻ em gái: Cần những soái ca soái tỷ nơi công cộng |
Kỳ họp Hội đồng trẻ em lần thứ 02 giai đoạn 2021-2026, Diễn đàn "Lắng nghe trẻ em nói" năm 2022. |
Tham dự chương trình có Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ - Phó chủ tịch Hội Đồng Nhân Dân tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, Mai Ngọc Thuận; Tỉnh uỷ viên - Bí Thư tỉnh đoàn, Hồ Thị Ánh Tuyết; đại diện các Sở, Ban, Ngành, đoàn thể của tỉnh; các đại biểu đại diện cho Ban Thường vụ các huyện, thị, thành đoàn... Đặc biệt là sự có mặt của hơn 200 em học sinh là đại biểu Hội đồng trẻ em tỉnh, đại biểu học sinh khối tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và sự tham gia của gần 30 đại biểu đại diện quý phụ huynh học sinh trên địa bàn toàn tỉnh.
Nhằm cụ thể hoá các nhiệm vụ thực hiện Luật trẻ em 2016, các văn bản pháp luật có liên quan đến trẻ em và Kế hoạch của Ban Bí thư Trung ương Đoàn Bà Rịa Vũng Tàu thực hiện nhiệm vụ đại diện tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em. Hội nghị đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức của toàn xã hội về thực hiện Luật trẻ em, các quyền của trẻ em, đặc biệt là quyền tham gia; tạo sự quan tâm, hỗ trợ và trách nhiệm của cộng đồng, xã hội trong việc thực hiện các quyền của trẻ em.
Qua đó nhằm nâng cao vai trò, trách nhiệm của chính quyền địa phương, các tổ chức Đoàn, Đội và các ngành liên quan trong công tác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em. Tạo điều kiện để trẻ em giao lưu, học tập với nhau, để đại diện trẻ em nêu lên ý kiến, nguyện vọng, khuyến nghị của mình về những vấn đề liên quan đến trẻ em đối với phụ huynh. Đồng thời, thông qua diễn đàn nâng cao nhận thức, cam kết trách nhiệm và hành động của các cấp, các ban, ngành, đoàn thể và cả cộng đồng trong việc thực hiện Luật trẻ em nói chung và quyền trẻ em nói riêng.
Tại cuộc họp, hội đồng trẻ em đã thảo luận và đưa ra các ý kiến tập trung về các vấn đề như: tình trạng bạo lực học đường, tình trạng nghiện điện thoại sau giờ học; vấn đề áp lực thi cử, áp lực từ sự kỳ vọng của cha mẹ; các vấn đề mâu thuẫn giữa cha me và con cái tạo cho các em cảm giác khó gần và áp lực.
Đoàn Chủ tịch Hội đồng trẻ em tỉnh tham gia giải đáp thắc mắc của các em. |
Phát biểu tại phiên thảo luận, em Trịnh Thị Thanh Mai (học sinh lớp 8 Trường THCS Nguyễn An Ninh), Phó Chủ tịch Hội đồng Trẻ em tỉnh cho biết, được chăm sóc và trải nghiệm nhiều điều vui buồn trong học tập, cuộc sống nên khi trở thành Phó Chủ tịch Hội đồng Trẻ em tỉnh, em đặt bản thân vào vị trí của các bạn để chia sẻ, giải đáp thắc mắc.
Đối với một số ý kiến về việc cảm thấy cô đơn ngay trong chính ngôi nhà của mình, cha mẹ cãi nhau, bị bạn bè cô lập…, đại diện Hội đồng Trẻ em tỉnh cho rằng, các bạn nên mở lời rằng: “Cha mẹ có thể dành vài phút lắng nghe con nói được không?”. Các bạn phải trở thành cầu nối gắn kết gia đình bằng những hành động như rót nước mời cha mẹ khi họ đi làm về; tự sắp xếp bàn học của chính mình; chủ động nói những điều thích hoặc không thích để cha mẹ hiểu.
Các bạn ở trường thì nên tham gia các hoạt động hoặc giúp đỡ bạn bè cùng trang lứa. Nếu phát hiện bạn bị bắt nạt, cô lập, các em hãy là người thay bạn nói cho thầy cô biết, lên tiếng và phân tích để nhận biết đúng sai.
Các em học sinh sôi nổi tham gia thảo luận. |
Hỗ trợ cho Hội đồng Trẻ em tỉnh, đại diện Sở GĐ-ĐT, Sở LĐ-TBXH và chuyên gia tâm lý đã giải đáp những ý kiến vượt tầm. Tiến sĩ Vũ Thanh Trà, chuyên gia tâm lý mong rằng, cha mẹ hãy là bạn của con, đặt mình vào vị trí là HS để hiểu, hướng dẫn các con phát triển lành mạnh.
“Để trẻ em mạnh dạn nói ra những điều các em nghĩ không phải là chuyện dễ dàng. Do đó, cha mẹ và thầy cô cần phải tạo cho trẻ em niềm tin, sự tôn trọng và hành động một cách chân thành. Khi người lớn lắng nghe, chia sẻ và giúp đỡ chân thành sẽ giúp trẻ em gạt bỏ đi những lo lắng”, Tiến sĩ Vũ Thanh Trà nhấn mạnh.
Tham gia diễn đàn, bà Huỳnh Diệu Thảo (TP. Vũng Tàu, phụ huynh em Lê Huỳnh Minh Khuê, HS lớp 10, Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn) rất bất ngờ khi nghe những chia sẻ, giải đáp, trải lòng của các em. “Các con đã trưởng thành và nghiêm túc trong suy nghĩ, hành động và cần được quan tâm, bảo vệ nhiều hơn”, bà Huỳnh Diệu Thảo bày tỏ.
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại sự kiện. |
Ngoài ra, theo bà Diệu Thảo, một số vấn đề chia sẻ tại Diễn đàn như: phổ cập bơi trong trường học; biện pháp tái hòa nhập cộng đồng cho trẻ em bị xâm hại…, đã vượt khỏi tầm suy nghĩ của các em. Đó là vấn đề lãnh đạo các cấp phải nghiên cứu, tìm giải pháp giải quyết hữu hiệu.
Theo dnh Thôi Đại Việt, Trưởng Ban Thanh thiếu nhi - Tỉnh Đoàn, những năm qua, Diễn đàn “Lắng nghe trẻ em nói” luôn được nâng cao về chất lượng. Điểm mới của Diễn đàn năm nay là chính các em đặt ra vấn đề và cũng chính các em giải quyết những vấn đề đó theo đúng với tư duy và cách nghĩ của mình. Lãnh đạo các sở, ban, ngành theo dõi, làm công tác tham mưu và có hướng giải quyết thêm.
“Năm nay, các bậc phụ huynh cũng được mời tham dự để nói lên tiếng nói về sự kỳ vọng, mong muốn để hiểu các con hơn”, anh Thôi Đại Việt chia sẻ thêm.
Hà Nội quảng bá vẻ đẹp ẩm thực và du lịch làng nghề tới bạn bè quốc tế |
Nhiều hoạt động tại Lễ hội Ẩm thực và Du lịch làng nghề Hà Nội năm 2022 |