SÁCH HAY THỐNG KÊ

Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả tích cực về bình đẳng giới

2024-12-21 12:57:32
Giáo dục giới tính và bình đẳng giới cho thanh thiếu niên Việt Nam-Hàn Quốc
Trung tâm giao lưu văn hoá Việt Hàn (KCCC) phối hợp với Trung tâm Thanh thiếu niên Taejosan thành phố Cheonan (Hàn Quốc) vừa hoàn thành dự án Giáo dục giới tính và Bình đẳng giới cho thanh thiếu niên hai nước Việt Nam và Hàn Quốc.
Giảm nghèo - kết quả nhân văn nhất của Việt Nam trong xây dựng đất nước thời kỳ đổi mới, hội nhập quốc tế
Việt Nam đã 08 lần ban hành chuẩn nghèo quốc gia theo mô hình tháp giảm nghèo, đáp ứng nhu cầu người nghèo từ thấp lên cao, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước từng thời kỳ. Việt Nam là một trong 30 quốc gia đầu tiên trên thế giới và là một trong những quốc gia đầu tiên của Châu Á áp dụng chuẩn nghèo đa chiều, bảo đảm mức sống tối thiểu gắn với mục tiêu phát triển bền vững.

Tham gia Đoàn đại biểu Việt Nam có Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Hà Thị Nga, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Nguyễn Phương Nga và lãnh đạo Văn phòng Chủ tịch nước, Bộ Ngoại giao, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội.

Sau hai lần tổ chức, Diễn đàn Phụ nữ Á – Âu ngày càng khẳng định được vai trò quan trọng trong việc gắn kết và nâng cao quyền năng của phụ nữ trên tất cả các lĩnh vực, góp phần vào sự tiến bộ và hợp tác chung của phụ nữ tại khu vực và trên thế giới.

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Diễn đàn Phụ nữ Á – Âu lần thứ III.

Diễn đàn Phụ nữ Á – Âu năm nay với chủ đề “Phụ nữ: Sứ mệnh toàn cầu trong thực tiễn mới” thu hút sự tham gia của đông đảo đại biểu từ hơn 100 quốc gia và 20 tổ chức quốc tế. Dự kiến Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng sẽ có bài phát biểu tại diễn đàn.

Phát biểu tại Diễn đàn, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cho rằng: Diễn đàn phụ nữ Á – Âu đã gắn kết, chia sẻ và nâng cao vai trò của phụ nữ. Chủ đề của Diễn đàn lần này đã tạo điều kiện để các đại biểu thảo luận về những cơ hội và thách thức mà tiến trình toàn cầu hóa, cách mạng công nghệ 4.0 và đại dịch COVID-19 đang trực tiếp tác động đến thế giới nói chung và phụ nữ nói riêng.

Phó Chủ tịch nước cũng chia sẻ về kinh nghiệm và thành tựu của Việt Nam trong thúc đẩy bình đẳng giới trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Theo đó, nhờ có những chủ trương, chính sách đúng đắn và sự nỗ lực trong thực thi, đến nay, Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả tích cực về bình đẳng giới: với tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội chiếm hơn 30%; tỷ lệ các Bộ, cơ quan ngang Bộ có lãnh đạo chủ chốt là nữ đạt 50%; tỷ lệ phụ nữ làm chủ doanh nghiệp đã lên đến đạt 26,5%, xếp thứ 6 trong số các quốc gia có tỷ lệ nữ doanh nhân cao nhất... Việt Nam cũng đã đưa ra nhiều sáng kiến tăng cường vai trò của phụ nữ với tư cách là Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021, Chủ tịch ASEAN năm 2020 và Chủ tịch Hội đồng liên nghị viện ASEAN lần thứ 41....

Trước những cơ hội và thách thức hiện nay, từ kinh nghiệm thực tiễn của Việt Nam thời gian qua, Phó Chủ tịch nước cũng nêu bốn đề xuất lớn nhằm thúc đẩy hơn nữa tiến bộ của phụ nữa, bao gồm:

Thứ nhất, chúng tôi kêu gọi tất cả các nước cùng chung tay hành động nhằm: (i) bảo đảm sức khoẻ, tạo việc làm, thu nhập, hỗ trợ phụ nữ sớm vượt qua tác động của đại dịch COVID-19; (ii) giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, xung đột, bạo lực, khủng bố… mà người chịu thiệt thòi nhất là phụ nữ và trẻ em; (iii) phát huy vai trò của phụ nữ trong Cách mạng công nghiệp 4.0.

Thứ hai, nâng cao vai trò đóng góp của phụ nữ trong phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, bao gồm: (i) thực hiện bình đẳng giới trong các chính sách; (ii) tăng cường sự tham gia và phát huy vai trò lãnh đạo của phụ nữ trên mọi mặt của đời sống; (iii) thúc đẩy gắn kết các nỗ lực, cơ chế ở từng quốc gia, khu vực với nỗ lực quốc tế. Tất cả vì mục tiêu bình đẳng giới phù hợp với Mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030 của Liên hợp quốc.

Thứ ba, tăng cường hơn nữa mối quan hệ giữa khu vực Nhà nước và xã hội, giữa cơ quan lập pháp và hành pháp của mỗi quốc gia nhằm thúc đẩy việc hoạch định và thực thi có hiệu quả chính sách, pháp luật vì sự phát triển toàn diện của phụ nữ.

Toàn cảnh diễn đàn.

Trước những cơ hội và thách thức của giai đoạn mới, Phó chủ tịch nước mong bản thân mỗi người phụ nữ cần chủ động học hỏi để nâng cao tri thức, công nghệ mới, trau dồi kỹ năng cần thiết, tiếp tục phấn đấu vươn lên khẳng định mình và tích cực đóng góp cho xã hội.

Bên cạnh phát biểu của Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tại Phiên toàn thể thứ nhất, Đoàn Việt Nam dự kiến sẽ tham dự và phát biểu tại một số phiên họp chuyên đề của Diễn đàn, trong đó có sự tham gia phát biểu của Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Nguyễn Phương Nga tại phiên toàn thể với chủ đề “Phụ nữ trong ngoại giao hòa bình và tin cậy”.

Sự tham gia của Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân và Đoàn Việt Nam được các đại biểu quốc tế đánh giá cao và đóng góp tích cực vào thành công của Diễn đàn.

Việt Nam tích cực triển khai có hiệu quả Công ước chống tra tấn
Ngày 28/11/2014, Việt Nam phê chuẩn Công ước về Chống tra tấn và các hình thức đối xử, trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm 1984 của Liên Hợp quốc (Công ước CAT). Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 364/QĐ-TTg ngày 17/3/2015 về việc phê duyệt kế hoạch triển khai thực hiện Công ước Chống tra tấn. Trong những năm qua, Việt Nam tích cực triển khai tuyên truyền, phổ biến nội dung của Công ước chống tra tấn và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn.
Đại biểu HĐND các cấp có 30% nữ giới là minh chứng cho bình đẳng giới ở Việt Nam
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) phối hợp với Cơ quan Liên Hợp Quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ (UN Women) và Đại sứ quán Úc tại Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020 và triển khai Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030.

Top