Sự phù hợp giữa quyền con người của luật an ninh mạng ở Việt Nam với chuẩn mực quốc tế về nhân quyền Giữa luật pháp Việt Nam và luật pháp quốc tế về quyền con người cho thấy, cả hai đều có những điều khoản quy định quyền con người gồm: quyền tuyệt đối, quyền tương đối và quyền bị hạn chế. Những quyền bị hạn chế của Việt Nam được luật pháp quy định đều vì: An ninh quốc gia; Trật tự công cộng; Đạo đức và sức khỏe cộng đồng; Quyền và tự do của người khác nên phù hợp với luật pháp quốc tế về nhân quyền. |
Khai trương Ngôi nhà Ánh Dương - mái ấm mới cho phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực giới tại tỉnh Quảng Ninh Mới đây, tại Quảng Ninh đã diễn ra lễ khai trương triển khai các dịch vụ tại Ngôi nhà Ánh Dương - nơi cung cấp các dịch vụ hỗ trợ thiết yếu cho phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực giới tại tỉnh Quảng Ninh. |
Tổng đài 18001769 hiện nay được Trung tâm xây dựng trên việc phát triển và hình thành Ngôi nhà Ánh Dương từ tháng 4/2020. Đây là nơi cung cấp những dịch vụ thiết yếu cho phụ nữ và trẻ em bị bạo lực giới, bao gồm: Nơi tạm lánh an toàn, cung cấp các dịch vụ thiết yếu cho nạn nhân như ăn uống, nơi ở; hỗ trợ chăm sóc y tế ban đầu; thực hiện tham vấn và hỗ trợ trị liệu tâm lý; hỗ trợ tiếp cận các dịch vụ tư pháp và hành pháp thiết yếu; trang bị kỹ năng sống; kết nối dạy nghề và tạo việc làm; kết nối chuyển tuyến để giải quyết vấn đề hoàn toàn miễn phí.
Có nhiều hình thức giúp đõ các nạn nhân bạo lực giới: qua tổng đài, tư vấn trực tiếp, lưu động. |
Từ khi chính thức đi vào hoạt động đến nay, đã có gần 1.300 cuộc điện thoại gọi tới tổng đài miễn phí 18001769 để được tư vấn, tham vấn; trong đó có gần 200 cuộc liên quan đến bình đẳng giới.
Đồng thời, nhiều trường hợp bị bạo lực giới không những ở trong tỉnh mà còn ở tỉnh ngoài liên hệ qua tổng đài để được tư vấn và hỗ trợ. Một số trường hợp khác được nhân viên của tổng đài tư vấn qua fanpage, website và trực tiếp tại văn phòng của Ngôi nhà Ánh Dương.
Nhân viên của Ngôi nhà Ánh Dương thuộc Trung tâm Công tác xã hội tỉnh luôn túc trực 24/7 để tư vấn, hỗ trợ các nạn nhân bị bạo lực một cách kịp thời. |
Song song với đó, trên địa bàn tỉnh có hơn 590 cơ sở tư vấn, 159 cơ sở khám, chữa bệnh, 34 cơ sở bảo trợ xã hội, 1.544 địa chỉ tin cậy ở cộng đồng, trên 170 trạm y tế tuyến xã bố trí nơi tạm lánh, tư vấn và điều trị cho nạn nhân bị bạo lực gia đình.
Trên địa bàn thành phố Uông Bí, mô hình nhà tạm lánh được đặt tại Trạm Y tế phường Quang Trung - được xem là địa chỉ rất tin cậy cho nhiều đối tượng phụ nữ và trẻ em bị bạo lực gia đình. Ở đây, cơ sở vật chất đều được đảm bảo để hỗ trợ các đối tượng hiệu quả. Từ năm 2018 đến nay, mô hình đã hỗ trợ cho 16 nạn nhân bị bạo lực gia đình; tư vấn cho 545 lượt người kiến thức về bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới.
Có thể thấy, về cơ bản, các mô hình, địa chỉ dành cho những nạn nhân bị bạo lực giới cơ bản đã phát huy được hiệu quả; từng bước ngăn chặn và giảm dần số vụ bạo lực gia đình, góp phần trong xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.
Theo số liệu khảo sát năm 2019, 90% phụ nữ bị bạo lực không tìm sự trợ giúp từ bên ngoài mà âm thầm chịu đựng. Số liệu này được đưa ra tại chương trình Bữa sáng ruy băng trắng lần thứ 6 -Nam giới tiên phong trong phòng ngừa, ứng phó bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em trong bối cảnh đại dịch Covid-19 trong chuỗi sự kiện kỷ niệm tháng hành động Phòng chống bạo lực phụ nữ và trẻ em (từ 15/11-15/12). Theo điều tra quốc gia năm 2019, tại Việt Nam có gần 63% phụ nữ phải chịu ít nhất hoặc nhiều hình thức bạo lực do chồng gây ra trong đời, trong đó có nhiều phụ nữ bị chồng bạo lực chưa bao giờ kể với bất kỳ ai. Thậm chí, hơn 90% bị bạo lực thể xác, bạo lực tình dục do chồng gây ra nhưng không tìm kiếm bất cứ sự hỗ trợ nào. |
Tăng cường dịch vụ hỗ trợ người bị bạo lực giới tại cộng đồng Ngày 8/12, tại Hà Nội, Viện Phát triển Sức khỏe Cộng đồng Ánh sáng (LIGHT) cùng tổ chức CARE quốc tế tại Việt Nam phối hợp với Mạng lưới ngăn ngừa và ứng phó với bạo lực giới (GBV.net) tổ chức Hội thảo Dịch vụ hỗ trợ người bị bạo lực giới tại cộng đồng: Chính sách, thực tiễn và giải pháp. |
Hỗ trợ hơn 90 tỷ đồng phòng ngừa bạo lực giới và giải quyết mại dâm Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNFPA) sẽ triển khai một dự án mới hỗ trợ cho Việt Nam trong công tác phòng ngừa, ứng phó với bạo lực giới, bạo lực gia đình và giải quyết vấn đề liên quan đến mại dâm. Tổng ngân sách hỗ trợ lên tới 4,1 triệu USD (hơn 90 tỷ đồng) cho giai đoạn 5 năm từ 2017-2021. |