Vlogger An Nguy khoe bụng bầu cùng bạn đồng giới gây bão mạng xã hội |
Hệ lụy từ những vụ mua bán người |
Nghiện mạng xã hội
Mạng xã hội có thể gây nghiện hơn cả thuốc lá và rượu. Nó có một sức hút khó giải thích khiến nhiều người phải dành nhiều giờ mỗi ngày để lướt mạng xã hội.
Nghiện mạng xã hội có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực. (Ảnh minh họa) |
Nếu không chắc bạn có nghiện mạng xã hội hay không, bạn hãy cố gắng nhớ lại ngày gần nhất mà bạn không hề kiểm tra bất kỳ tài khoản mạng xã hội nào là khi nào. Bạn có cảm thấy hụt hẫng khi ai đó bỏ theo dõi bạn? Nếu các mạng xã hội ưa thích của bạn bỗng dưng biến mất vào ngày mai, bạn có cảm thấy trống rỗng và buồn phiền? Nếu không nhớ được ngày gần nhất và câu trả lời là có cho 2 câu hỏi vừa nêu, bạn đã bị nghiện mạng xã hội.
Tin tưởng quá mức
Ða số các trang mạng xã hội không xác thực được mọi việc ngoài đời thực. Người dùng có thể sử dụng mạng xã hội Snapchat để chia sẻ những chuyến du ngoạn hấp dẫn của họ, đăng các trạng thái thể hiện sự khắn khít của họ với người quan trọng của mình trên Facebook và tải lên những bức ảnh được dàn dựng rất kỹ trên trang Instagram của họ. Từ đó, bạn có thể bị mơ hồ, viển vông về cuộc sống và mối quan hệ với người bạn đó.
Tuy nhiên, trên thực tế, bạn không có cách để biết đó có phải là một trò hề không. Trong khi, bạn có thể nghĩ mọi việc là thực sự và rất tuyệt vời, người đó có thể đang mắc nợ lớn, đang gặp rắc rối với người quan trọng của mình và rất muốn nhận lượt thích trên Instagram như một dạng thức xác thực.
Phiền muộn và lo sợ
Thực tế cho thấy những người dùng mạng xã hội nhiều có xu hướng báo cáo sức khỏe tâm thần suy yếu, với các triệu chứng như hay lo sợ và phiền muộn.
Tránh để mạng xã hội ảnh hưởng xấu đến cuộc sống và sức khỏe. (Ảnh minh họa) |
Bạn không cần phải suy nghĩ nhiều để nhận biết lý do tại sao. Các mạng xã hội thường chỉ cho bạn thấy những phần được lựa chọn cẩn thận tốt nhất từ cuộc sống của những người khác, nhưng bạn dễ dàng đi đến việc so sánh với những phần còn thiếu trong cuộc sống của bạn. Việc so sánh này chính là “con đường” dễ dẫn đến phiền muộn.
Do đó, làm thế nào để sử dụng mạng xã hội mà không tự gây phiền muộn cho chính mình? Các chuyên gia đã đưa ra lời khuyên là nên điều chỉnh thời gian sử dụng mạng xã hội và khoảng thời gian được kiến nghị là khoảng 30 phút mỗi ngày.
Thay đổi giấc ngủ
Ngoài làm tăng lo sợ và phiền muộn, dành nhiều thời gian cho mạng xã hội có thể dẫn đến ngủ không ngon giấc. Nhiều nghiên cứu cho thấy sử dụng mạng xã hội nhiều gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng giấc ngủ của bạn.
Nếu bạn thấy giấc ngủ của bạn đang trở nên khác lạ và dẫn đến hiệu quả công việc bị giảm xuống, đó là lúc bạn nên xem xét giảm lượng thời gian lướt mạng xã hội. Ðặc biệt là trường hợp sử dụng điện thoại trên giường ngủ. Ðừng để mạng xã hội “đánh cắp” giấc ngủ giá trị của bạn.
Bắt nạt
Trước khi có mạng xã hội, việc một người bắt nạt, đe dọa người khác thường chỉ xảy ra khi họ gặp được nhau. Tuy nhiên, việc này hiện nay đang dễ dàng hơn rất nhiều khi nó được thực hiện trên mạng xã hội, cả công khai lẫn nặc danh và đã trở thành một vấn đề lớn.
Trong khi mạng xã hội giúp dễ dàng hơn trong việc quen biết và kết bạn với người mới, nó cũng “mở đường” cho những người hung dữ tấn công người khác mà không mất nhiều công sức. Chẳng hạn, người bắt nạt có thể sử dụng trạng thái ẩn danh hay tạo trang hồ sơ giả để kết thân với một người dùng nào đó, nhưng sau một thời gian trao đổi thông tin, họ có thể phản bội và công khai tấn công người đó trên mạng xã hội trước sự nhìn thấy của nhiều người khác.
Những cuộc tấn công này thường để lại những “vết thương” tâm lý rất lớn, thậm chí có thể khiến nạn nhân đi đến tự tử. Bắt nạt trên mạng xã hội hay trực tuyến đang không chỉ tấn công trẻ con, mà người lớn cũng không thể tránh khỏi.
Các chuyên gia đưa ra lời khuyên nếu gặp phải vấn đề này, người dùng có thể bình tĩnh xử lý bằng cách ẩn trang hồ sơ trên mạng xã hội của mình.
Clip vệ sinh iPhone siêu bẩn gây bão mạng xã hội |
Tự do mạng xã hội phải đi kèm trách nhiệm xã hội |