Theo dõi chặt việc Trung Quốc xả lũ hồ thủy điện

2025-01-17 19:21:31

Ảnh minh họa

Báo Công an Nhân dân ngày 19/3 đưa tin, Tổng cục Thủy lợi (Bộ NN&PT NT) đã có công văn gửi Viện Khoa học thủy lợi miền Nam đề nghị theo dõi diễn biến nguồn nước về đồng bằng sông Cửu Long sau khi hồ thủy điện Cảnh Hồng - Trung Quốc tăng lượng xả để giúp Việt Nam chống hạn hán và xâm nhập mặn.

Cụ thể, theo thông tin từ Tổng cục Thủy lợi, phía Trung Quốc sẽ tăng nguồn xả nước từ Nhà máy Thủy điện Cảnh Hồng để bổ sung nước cho hạ lưu sông Mê Kông, thời gian từ ngày 15/3 đến ngày 10/4 với lưu lượng xả là 2.190m³/giây.

Công văn trên nêu rõ, Viện Khoa học thủy lợi miền Nam sẽ theo dõi chặt chẽ tình hình diễn biến nguồn nước, xâm nhập mặn và đánh giá tác động của việc xả nước từ Nhà máy Thủy điện Cảnh Hồng đến đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là thu thập thông tin, tình hình nguồn nước tại các điểm đo trên sông Mê Kông; đồng thời tính toán hiệu quả việc xả nước của Nhà máy Thủy điện Cảnh Hồng, xác định cụ thể thời gian nước đến đồng bằng sông Cửu Long, sau khi có xả tăng cường của hồ thủy điện Cảnh Hồng.

Bên cạnh đó, Viện phải tiếp tục tổ chức giám sát, đo đạc, dự báo tình hình nguồn nước và xâm nhập mặn, thường xuyên báo cáo cho các địa phương trong vùng và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Tuy nhiên, cũng theo báo Công an Nhân dân, thông tin từ Phòng NN&PTNT huyện Bát Xát (Lào Cai) cho biết, khi phía Trung Quốc xả lũ trên sông Hồng đã khiến nước lũ đột ngột dâng cao, tại các xã Quang Kim, Bản Qua, Trịnh Tường nước sông Hồng dâng tràn vào gây ngập úng một số diện tích hoa màu của nhân dân. Tuy nhiên do thời gian ngập không dài, nước rút nhanh nên không gây thiệt hại nhiều đến sản xuất. Ngoài ra, tỉnh lộ 158 đoạn Bản Xèo - Mường Hum bị sạt lở nhiều đoạn khối lượng đất đá sạt khoảng 130m3. Tỉnh lộ 156 tại ngầm Tân Tiến - xã Trịnh Tường nước sông dâng lên cao làm ngập sâu khoảng trên 1m, người và các phương tiện không lưu thông được.

Các cơ quan chức năng cho rằng, hiện nay phía thượng nguồn sông Hồng, Trung Quốc đang được coi là “nắm giữ” một trữ lượng nước tích chứa không nhỏ. Với số lượng thủy điện, đập và hồ chứa của mình, ước chừng Trung Quốc đang tích chứa khoảng 49% tổng số lượng nước sông Hồng. Ngoài 2 nhà máy thủy điện lớn có tên là Namsa và Mađusan thì họ còn có 20 đập chứa lớn nhỏ khác nhau. Ngoài sông Hồng, trên hai sông được coi là thượng nguồn, bắt nguồn từ Trung Quốc là sông Lô và sông Gâm họ còn có tới 8 hồ chứa với tổng công suất lắp máy khoảng 2.300 MW, trong đó có 3 hồ chứa lớn là Mã Đường (400 MW), Bi Thủy (278 MW), Nam Cổn (1.500 MW).

Với việc tích chứa này, nếu đột ngột xả nước sẽ gây nguy hiểm cho các hồ chứa và tạo áp lực cho dòng chảy các sông Việt Nam bắt nguồn từ nước họ. Trung tâm Khí tượng Thủy văn Lào Cai cho hay, hiện đã có một số thỏa thuận về thông tin quan trắc và thông báo giữa hai nước. Hằng ngày Cơ quan khí tượng tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) và Lào Cai vẫn truyền số liệu quan trắc mực nước sông cho nhau. Bình thường là tần suất 4 lần/ngày, khi có diễn biến bất thường thì thông báo với tần suất dày hơn.

Cũng từ sự thỏa thuận này mà trước đợt xả lũ vừa qua (cụ thể là vào đêm 10/10), phía Trung Quốc đã cung cấp thông tin từ các trạm quan trắc từ phía họ cho chúng ta. Trên số liệu và thông tin này, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn tỉnh Lào Cai đã phát bản tin cảnh báo lũ, chuyển bản tin đến UBND tỉnh Lào Cai để thông báo cho các địa phương dọc sông Hồng phòng tránh.

Tuy nhiên, theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Lào Cai, các thông báo từ phía Trung Quốc chỉ đưa ra thông số lưu lượng nước chứ thông tin về xả lũ do hoạt động của các đập thủy lợi, thủy điện vẫn “mờ mịt”.

Từ thực tiễn này, ông Vũ Trọng Hồng, Chủ tịch Hội Thủy lợi Việt Nam kiến nghị: “Bộ NN&PTNT và Bộ Công Thương cần thúc đẩy trao đổi, làm việc với phía Trung Quốc để đi tới một quy chế về việc xả lũ trên sông Hồng. Nhất là trong bối cảnh, thêm nhiều đập thủy điện được xây ở phía thượng lưu thì tình hình xả lũ sẽ còn phức tạp”.

Theo lãnh đạo Hội Thủy lợi Việt Nam, với lưu lượng xả lũ từ phía Trung Quốc đạt mức 2.500m3/s như những ngày qua là khá lớn, nếu gặp mùa khô thì không gây ảnh hưởng nhiều, nhưng nếu vào mùa lũ thì hậu quả sẽ là khó lường. Đồng tình nhưng ông Lê Hữu Thuần, Phó Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước - Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết thêm, muốn đạt được quy chế phối hợp xả lũ trên sông Hồng thì phải làm việc ở cấp quốc gia chứ cấp bộ không có thẩm quyền.

T.L

Nguồn bài viết : Thống kê giải đặc biệt

Top