Châu Âu lo lắng về mùa thu nóng kỷ lục

2025-01-17 19:21:33
Ông Hoàng Đình Thắng tái cử Chủ tịch Liên Hiệp Hội người Việt tại Châu Âu nhiệm kỳ 2022 – 2026
Ngày 15/10, tại thủ đô Praha của CH Séc, Liên hiệp Hội người Việt Nam tại châu Âu (Liên hiệp hội) đã tổ chức đại hội lần thứ II với sự tham gia của gần 300 đại biểu và khách mời đến từ 23 quốc gia châu Âu.
27 quốc gia châu Âu họp bàn về khủng hoảng khí đốt
Từ ngày 20/10-21/10 tại thủ đô Brussels của Bỉ, lãnh đạo 27 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) nhóm họp Hội nghị Thượng đỉnh.

Buổi sáng 30 độ C

Ông Ruben del Campo, một đại diện của cơ quan khí tượng Aemet, Tây Ban Nha cho biết: "Tháng này vẫn chưa kết thúc nhưng chúng ta đã có thể nói rằng đây là tháng 10 nóng nhất (ở Tây Ban Nha) kể từ năm 1961".

Ông nói thêm, nếu dữ liệu suy luận về thời kỳ lịch sử trước đó được tính đến thì tháng này sẽ là tháng 10 nóng nhất của Tây Ban Nha trong suốt một thế kỷ qua.

Sau một mùa hè ghi nhận nhiều đợt nắng nóng kỷ lục trên khắp lục địa, châu Âu tiếp tục trải qua các mức nhiệt độ cao đáng kể dù đã bắt đầu vào thu. Đây là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy biến đổi khí hậu đang gia tăng và tác động rõ rệt đến châu lục này.

Người dân Châu Âu đối phó nắng nóng

Vào sáng thứ Sáu (28/10), khu nghỉ mát phía bắc San Sebastian đã chứng kiến ​​nhiệt độ đạt 30,3 độ C vào lúc 8h30 (6h30 sáng GMT) - cao hơn nhiều so với mức trung bình vào mùa thu.

Với các vụ cháy rừng liên tiếp xảy ra trong những ngày gần đây ở vùng Basque, trong đó có San Sebastian, các nhà chức trách đã cấm tiệc nướng và bắn pháo hoa để giảm thiểu rủi ro.

Một từ mới được đưa vào từ điển tiếng Tây Ban Nha - "verono" - một hỗn hợp của verano (mùa hè) và otono (mùa thu) do thời tiết nắng nóng kéo dài.

Theo nghiên cứu của Climate Central, các thành phố Madrid, Barcelona, Valencia và Zaragoza của Tây Ban Nha đều nằm trong top 10 thành phố châu Âu bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi sự nóng lên toàn cầu, dựa trên bằng chứng của 12 tháng qua.

Thời tiết khắc nghiệt từ Tây Ba Nha đến Thụy Điển

Nước láng giềng Pháp, tương tự như Tây Ban Nha, đã trải qua ​​một tháng 10 nóng hơn bình thường. Và tại phía bắc - nơi thường xuyên có khí hậu lạnh giá, Thụy Điển cũng đã ghi nhận mức nhiệt kỷ lục 19,5 độ C ở thành phố Kristianstad, miền nam nước này vào thứ Sáu tuần trước.

"Đây là nhiệt độ cao nhất từng được ghi nhận ở Thụy Điển vào cuối năm nay", Erik Hojgard-Olsen - nhà khí tượng học tại Viện Khí tượng Thủy văn Thụy Điển (SMHI)

Ở miền tây nam nước Pháp, nơi cũng bị thiệt hại do cháy rừng trên diện rộng vào mùa hè vừa qua khi các đợt nắng nóng lặp đi lặp lại, cơ quan khí tượng Meteo Pháp cho biết nhiệt độ hôm thứ Sáu đã lên tới 30 độ C.

Tại Bỉ, thủ đô Brussels của Bỉ đã chứng kiến ​​mức dự báo tối đa là 24 độ C - cao hơn tới 10 độ C so với mức bình thường vào cuối tháng 10.

Văn phòng thời tiết Met của Anh hôm thứ Tư tuần trước cho biết người dân London đã tận hưởng nhiệt độ 20,5 độ C dễ chịu – mức nhiệt "thường thấy vào cuối tháng 8 hơn là thời điểm cuối tháng 10".

Tình cảnh nhiệt độ gia tăng tại phía tây nam châu Âu cũng hiện hữu ở Đức, quốc gia đang có nhiệt độ tương tự với mùa hè hơn là thời điểm cuối tháng 10, đầu tháng 11 – khi nước này bước vào mùa đông.

Nhiệt độ “bất thường”

Theo ông Ruben del Campo, một số người có thể thấy lợi ích trước mắt của thời tiết nắng nóng này như việc không cần sử dụng đến hệ thống sưởi hoặc có chuyến du lịch biển trái mùa.

"Nhưng trên thực tế, hậu quả là không tốt", ông nói và đưa ra cảnh báo rằng mực nước thấp trong các hồ chứa - một tin xấu đối với Tây Ban Nha, quốc gia có nền nông nghiệp thâm canh cung cấp cho châu Âu một tỷ lệ lớn trái cây và rau quả.

Mức độ nước trong hồ chứa của Tây Ban Nha tuần trước đã giảm xuống còn 31,8% dung tích, thấp hơn đáng kể so với mức trung bình theo mùa suốt thập kỷ qua là 49,3%.

Người dân và khách du lịch cũng tận hưởng lợi ích từ thời tiết này nhưng họ cũng nhận thức được mặt trái của nó.

"Chúng tôi rất vui khi thời tiết nóng như này - chúng tôi thích nó. Nhưng điều này là không bình thường", Alicia Pesquera, một chuyên gia chăm sóc sắc đẹp 43 tuổi cho biết.

Nắng nóng làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng năng lượng tại châu Âu
Các đợt nắng nóng liên tiếp và thời tiết khô hạn đã ảnh hưởng lớn đến quá trình sản xuất năng lượng hạt nhân, thủy điện và năng lượng gió ở châu Âu.
Người dân châu Âu đối mặt mùa Đông khó khăn do thiếu khí đốt​
Châu Âu đã phải thay đổi để thích ứng kể từ khi xảy ra cuộc xung đột tại Ukraine. Giá năng lượng tăng cao đến mức nhiều người đã phải cắt dịch vụ cung cấp nước nóng từ đường ống của thành phố.

Nguồn bài viết : SABA-SPORTS

Top