Đông Nam Á trước thách thức an ninh lương thực

2025-01-17 19:21:33
Hội nghị cấp cao Đông Á bàn giải pháp thúc đẩy hợp tác
Thúc đẩy hợp tác về lương thực, thực phẩm với tỉnh Krasnodar của Nga

Nông dân trên một ruộng lúa ở ngoại thành Thủ đô Naypyidaw, Myanmar (Ảnh: AFP).

Bối cảnh nhiều thách thức

Truyền thông quốc tế gần đây đưa tin về nghiên cứu mới của Chương trình biến đổi khí hậu ở Đông Nam Á của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á tại Singapore cho hay, bối cảnh quốc tế có nhiều thách thức đan xen hiện nay khiến các mục tiêu phát triển khó có thể đạt được.

Trong nghiên cứu mới, Phó Giáo sư Prapimphan Chiengkul cho biết, Mục tiêu phát triển bền vững 2 (SDG 2) và mục tiêu không còn nạn đói vào năm 2030 sẽ rất khó đạt được trong bối cảnh thế giới và khu vực chịu những tác động nghiêm trọng của biến đổi khí hậu song hành cùng tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 và xung đột bùng nổ ở nhiều nơi trên thế giới trong thời gian qua.

Dễ nhận thấy nhất là những hồi chuông báo động về nguy cơ đói nghèo liên tục được gióng lên. Thống kê của các tổ chức quốc tế cho hay, riêng trong năm 2020 - năm đầu của đại dịch Covid-19, khoảng 10% dân số toàn cầu (tương đương 768 triệu người) phải đối mặt với nạn đói và thiếu dinh dưỡng. Tại khu vực Đông Nam Á, khoảng 7,3% dân số bị suy dinh dưỡng, trong khi 18,8% phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực vừa hoặc nghiêm trọng; 27,4% trẻ em Đông Nam Á dưới 5 tuổi bị chậm phát triển, phần lớn thuộc các gia đình nghèo và khu vực nông thôn.

Phó Giáo sư Prapimphan Chiengkul đánh giá, dù trong bối cảnh đầy khó khăn, các nước ASEAN vẫn đạt được tiến bộ đáng kể trong nỗ lực giải quyết tình trạng mất an ninh lương thực. Dẫu vậy, việc đạt mục tiêu dinh dưỡng toàn cầu SDG 2 vào năm 2025 sẽ vẫn là chặng đường đầy chông gai.

Những bất ổn an ninh thế giới thời gian qua đã cộng hưởng gây ra những tác động nghiêm trọng đối với chuỗi cung ứng lương thực toàn cầu. Trong khi đó, dù đã từng bước được kiểm soát, nhưng đại dịch Covid-19 vẫn còn làm giảm nguồn cung lao động, việc vận chuyển lương thực khó khăn.

Kênh truyền hình Channel News Asia (Singapore) dẫn nguồn thống kê cho biết, gần 3/4 số hộ gia đình tại các nước ASEAN đã bị giảm thu nhập bởi những tác động của đại dịch Covid-19. Việc giảm thu nhập tất yếu khiến người dân cắt giảm việc mua thực phẩm. Giá lương thực tăng cao và thu nhập giảm đã khiến những người nghèo nhất Đông Nam Á bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nhiều hộ gia đình có thu nhập thấp ở Lào, Malaysia và Campuchia buộc phải mua các thực phẩm rẻ và ít dinh dưỡng hơn. Ở Thái Lan, gần 30% người trải qua tình trạng mất an ninh lương thực ở mức trung bình hoặc nghiêm trọng từ năm 2018-2020.

Nghiên cứu của Phó Giáo sư Prapimphan Chiengkul cũng cho rằng, Đông Nam Á thời gian qua ghi nhận những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu khiến các nỗ lực giải quyết nạn đói và suy dinh dưỡng gặp nhiều thách thức. Bên cạnh đó, tại một số quốc gia ghi nhận những bất ổn về chính trị, suy thoái kinh tế... càng khiến việc hiện thực hóa các mục tiêu phát triển bền vững gặp nhiều trở ngại.

An ninh lương thực chịu nhiều tác động bởi biến đổi khí hậu

Lý giải về nguyên nhân khiến an ninh lương thực ở khu vực Đông Nam Á đang bị suy yếu, Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) cho rằng, biến đổi khí hậu làm giảm nguồn cung lương thực, đẩy giá cả tăng cao. Trong đó, năng suất lúa ở khu vực Đông Nam Á có thể giảm tới 50% do lũ lụt, hạn hán và tình trạng nắng nóng. Cùng với đó, mực nước biển ngày càng dâng cao làm tăng độ mặn của nước khiến việc trồng lúa ở các khu vực đồng bằng sông được dự báo sẽ ngày càng bị ảnh hưởng nặng nề. Các tuyến đường vận chuyển lương thực cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ bị gián đoạn do biến đổi khí hậu.

Mặt khác, khu vực Đông Nam Á có một bộ phận không nhỏ người dân sống dựa vào nông nghiệp và ngư nghiệp. Vì vậy, biến đổi khí hậu tác động rất nghiêm trọng đến sinh kế và đời sống của người dân thuộc nhiều quốc gia tại khu vực. Dự báo của giới chuyên gia cũng cho rằng, trong thời gian tới, diễn biến phức tạp của biến đổi khí hậu có thể tiếp tục làm giảm việc sản xuất và cung cấp thực phẩm dinh dưỡng vốn đã bị hạn chế trong những năm qua. Từ đó, thực phẩm giàu chất dinh dưỡng sẽ tiếp đà tăng giá cao khiến tỷ lệ dân số của khu vực không thể có một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ tăng thêm.

Định hình rõ những thách thức, ASEAN thời gian qua đã thiết lập Khuôn khổ an ninh lương thực tích hợp trong khu vực (AIFS). Các quốc gia thành viên ASEAN đã thông qua tuyên bố về chấm dứt mọi hình thức suy dinh dưỡng vào năm 2017. Giới chuyên gia đánh giá, các nỗ lực của ASEAN cho thấy những tín hiệu rất tích cực và khơi dậy nhiều niềm tin về khả năng có thể ứng phó hiệu quả với những bất ổn an ninh lương thực. Trên thực tế, cộng đồng quốc tế lâu nay vẫn đánh giá, ASEAN là tổ chức khu vực thành công nhất thế giới với các mục tiêu chung luôn được hiện thực hóa với hiệu quả cao.

Tiếp đà thành công, giới chuyên gia tin rằng, ASEAN sẽ tăng cường mạnh mẽ hơn nữa các nỗ lực ứng phó tác động của biến đổi khí hậu với an ninh lương thực. Dẫu vậy, để đạt được những thành tựu thực tế, các nước ASEAN sẽ cần phải kiên định với đường hướng đặt người dân làm trung tâm của mọi hành động, tôn trọng và bảo vệ quyền của mọi công dân trong việc được hưởng lương thực đầy đủ. Các nước ASEAN cũng cần quyết liệt nâng cao tầm quan trọng của thương mại và nhu cầu lương thực của khu vực. Song hành với đó, các nước ASEAN cần chú trọng việc kiềm chế đà tăng của giá lương thực, từng bước kéo giảm giá thành các mặt hàng lương thực nhằm cải thiện khả năng tiếp cận các loại thực phẩm chất lượng cao của người dân.

Giới chuyên gia khẳng định, một trong những ưu tiên quan trọng hàng đầu hiện nay là bảo đảm an ninh lương thực, đặc biệt là trong bối cảnh nhiều nơi trên thế giới đối diện với khủng hoảng lương thực. Việc bảo đảm an ninh lương thực sẽ tạo ra nền tảng vững chắc cho các lợi ích phát triển kinh tế. Sự tiến bộ đáng kể của các quốc gia ASEAN trong việc giải quyết tình trạng mất an ninh lương thực trong thời gian qua đã và đang tiếp tục tạo ra nhiều tín hiệu tích cực và niềm tin vững chắc về khả năng phục hồi kinh tế - xã hội hậu Covid-19 hướng tới sự phát triển thịnh vượng.

Chung sức, đồng lòng vượt thách thức
Ngư dân đã vận dụng linh hoạt và sáng tạo nhiều phương thức hoạt động cộng thêm sự hỗ trợ của địa phương để vượt qua khó khăn, kiên trì bám biển...Tuy vậy, xét về lâu dài, việc xây dựng và ban hành các chính sách hỗ trợ bài bản và kịp thời của Chính phủ, các cấp, ngành liên quan đối với ngư dân trong những thời điểm cấp bách và cả trong lâu dài là rất cần thiết.
Thúc đẩy thực hiện quyền cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Việt Nam
Việt Nam đã và đang xây dựng các chính sách phát triển kinh tế - xã hội nhằm đảm bảo thực hiện đầy đủ quyền cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Nguồn bài viết : Bong da tây ban nha

Top