WHO kêu gọi nước giàu tài trợ 16 tỷ USD để ứng phó Covid-19 |
Ấn Độ: xuất khẩu thủy sản tăng 35% lên 6,1 tỷ USD |
Theo kết quả thăm dò mà IPSOS công bố hôm 22/2/2022, tỷ lệ người kêu gọi cấm đồ nhựa dùng 1 lần tăng từ 71% năm 2019 lên 75%, trong khi 82% người tham gia ủng hộ các sản phẩm sử dụng ít bao bì nhựa hơn, tăng 7% so mức 75% 2 năm trước đây.
Ngoài ra, 85% người được khảo sát muốn các nhà sản xuất và bán lẻ phải có trách nhiệm giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế bao bì nhựa, tăng so với 80% ghi nhận trước đây.
Nhặt những chiếc cốc nhựa dọc theo bờ sông Pasig, ở Manila, Philippines ngày 10/6/2021. Nguồn: Reuters |
Được biết, cuộc thăm dò được thực hiện ngay trước thềm kỳ họp Hội đồng Môi trường Liên hợp quốc (UNEA) diễn ra dưới hình thức trực tiếp lẫn trực tuyến tại Nairobi, Kenya vào cuối tháng này.
Trong thời gian kỳ họp, hơn 100 quốc gia thành viên Liên hợp quốc sẽ thảo luận bộ khung tổng thể cho thỏa thuận toàn cầu đầu tiên về giải quyết vấn đề ô nhiễm rác thải nhựa. Theo Liên hợp quốc, đây có thể sẽ là hiệp ước toàn cầu quan trọng nhất kể từ sau Thỏa thuận Paris năm 2015.
Theo các nhà hoạt động, kết quả này đã gửi một thông điệp rõ ràng tới các chính phủ họp ở Nairobi trong tháng này để thúc đẩy một hiệp ước đầy tham vọng nhằm giải quyết rác thải nhựa.
“Người dân trên khắp thế giới đã thể hiện rõ quan điểm của họ. Giờ là thời điểm và cơ hội để các chính phủ thông qua 1 hiệp ước toàn cầu về nhựa, để chúng ta có thể chấm dứt tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa”, ông Marco Lambertini, Tổng Giám đốc Tổ chức quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF) cho hay.
Theo báo cáo của Liên hợp quốc, mỗi phút, toàn thế giới tiêu thụ 1 triệu chai nhựa, trong khi mỗi năm có đến 5.000 tỉ túi nilon dùng một lần được sử dụng.
Tổng cộng có một nửa số sản phẩm nhựa là loại chỉ để dùng một lần, từ ống hút, dây câu cá tới tã trẻ em hay túi bọc đồ. Mỗi năm, thế giới thải ra khoảng 300 triệu tấn rác thải nhựa, gần tương đương với trọng lượng của toàn bộ dân số toàn cầu. Loại chất dẻo này chiếm 10% tổng lượng chất thải hiện đang tác động tiêu cực đến môi trường, kinh tế và sức khỏe con người.
Túi nhựa sẽ sớm trở thành dĩ vãng ở Chile. Ảnh: AFP |
Theo công bố của Tổ chức Bảo vệ môi trường biển Ocean Conservancy, 90% lượng rác thải trôi nổi trên biển là rác thải nhựa gồm vỏ bánh kẹo, chai lọ nhựa, túi nilon, thìa, dĩa, ống hút… Trong số đó, 70-80% lượng rác thải trên biển có nguồn gốc từ đất liền, chủ yếu là do các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp ven biển xả thẳng ra sông, ra biển, không qua xử lý.
Các chuyên gia ước tính đến năm 2050, trên thế giới sẽ có thêm 33 tỉ tấn nhựa được sản xuất và một phần lớn trong số đó sẽ kết thúc ở các đại dương nơi mà chúng sẽ trôi nổi trong nhiều thế kỷ.
Liên quan vấn đề rác thải nhựa, bắt đầu từ ngày 13/2, Chile sẽ cấm đồ nhựa sử dụng một lần như ống hút hay hộp đựng thực phẩm. Các nhà hàng và quầy bán thực phẩm có 3 năm để chuyển từ hộp đựng bằng nhựa sang vật liệu có thể phân hủy sinh học.
Thứ trưởng Bộ Môi trường Marcelo Fernández ước tính với bước đi này, mỗi năm Chile sẽ giảm được khoảng 23.000 tấn rác thải nhựa, góp phần không nhỏ bảo vệ môi trường.
Việt Nam và lãnh đạo toàn cầu kêu gọi tạo hệ thống y tế có sức chống chịu |
Thủ tướng Ba Lan bất ngờ kêu gọi đình chỉ Nord Stream 2 |
Nguồn bài viết : LỊCH THI ĐẤU BÓNG ĐÁ