-Thưa Bộ trưởng, ông có quan điểm thế nào trước đề xuất của Bộ Công thương về việc Bộ Tài chính nên là cơ quan quản lý dự trữ xăng dầu quốc gia?
-Với tôi thì việc này rất đơn giản, pháp luật hiện hành thế nào thì chúng ta cứ căn cứ vào đó thực hiện. Còn muốn thay đổi, muốn phân công lại chức năng nhiệm vụ thì cấp thẩm quyền cần phải sửa quy định để từ đó có cơ sở pháp lý thực thi.
-Có nghĩa là nếu được Chính phủ phân công, ông sẽ không phản đối việc Bộ Tài chính quản lý dự trữ xăng dầu quốc gia?
-Đúng vậy, nếu Chính phủ giao Bộ Tài chính sẵn sàng thực hiện. Còn thời điểm này, theo những văn bản hiện hành, cụ thể là điều 8, điều 21 Luật Dự trữ quốc gia; khoản 1 điều 7 Nghị định 94/2013/NĐ-CP; điều 1 Nghị định 128/2015/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định 94/2013/NĐ-CP thì Bộ Công thương được Chính phủ phân công quản lý mặt hàng xăng dầu dự trữ quốc gia, Bộ Tài chính quản lý Nhà nước về lĩnh vực dự trữ quốc gia. Hơn nữa, căn cứ vào chức năng nhiệm vụ, quyền hạn được giao, Bộ Công thương là cơ quan được Chính phủ giao nhiệm vụ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công nghiệp và thương mại, bao gồm các ngành, lĩnh vực là điện, than, dầu khí, năng lượng vì vậy việc Chính phủ phân công cho Bộ Công thương quản lý mặt hàng xăng dầu dự trữ quốc gia là phù hợp.
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc khẳng định không có chuyện Bộ Tài chính đùn đẩy quản lý xăng dầu dự trữ quốc gia |
Sở dĩ tôi nói chi tiết như vậy là để chúng ta hình dung thật đầy đủ và có hệ thống về cơ sở pháp lý của việc quản lý mặt hàng này hiện nay. Và khi bao quát được như vậy thì mới có điều kiện để cân nhắc, đánh giá việc cơ quan nào quản lý là phù hợp, hoặc nếu có phân công lại thì phải tính toán trên những yếu tố nào, khía cạnh nào...cho thật thích đáng.
-Vừa qua có dư luận cho rằng 2 Bộ đang đùn đẩy nhau về việc này, ông nghĩ sao về nhận định trên?
-Từ góc độ của Bộ Tài chính tôi khẳng định không có chuyện đùn đẩy. Tôi xin nhắc lại nếu Chính phủ giao Bộ Tài chính sẵn sàng nhận nhiệm vụ và khẳng định sẽ làm tốt việc này.
-Có khó khăn gì không, thưa ông, về nhân lực hay về hạ tầng dự trữ xăng dầu…nếu Bộ Tài chính tiếp nhận?
-Cũng không có vấn đề gì khó khăn cả, câu chuyện cần nói ở đây là phương pháp quản lý. Nếu có phương pháp quản lý thích hợp, chuẩn mực thì mọi việc sẽ ổn thoả. Tôi ví dụ có thể quản lý như với tài khoản, rút 1 lít hay thêm 1 lít xăng dầu đều được cập nhật công khai trên hệ thống với các cơ quan quản lý. Còn việc kho dự trữ xăng dầu quốc gia riêng biệt thì nếu có nguồn lực sẽ làm, chưa có thì tạm thời dự trữ chung như hiện tại cũng không có vấn đề gì.
-Trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!
Nguồn bài viết : Tài Xỉu