Số liệu thống kê

Bình đẳng trong hợp tác giáo dục đại học – “Chìa khóa” mở cánh cửa SDGs

2024-12-21 12:54:40
Tặng 60 phần quà Tết cho lưu học sinh Lào và Campuchia đang cách ly y tế
60 túi quà an sinh gồm gạo, bánh chưng, bánh kẹo, sữa, đồ dùng thiết yếu.... đã được Đoàn Thanh niên Trường Đại học Giao thông vận tải gửi đến các bạn lưu học sinh Lào - Campuchia đang thực hiện cách ly y tế.
Khoa học công nghệ là lĩnh vực cần thiết và thuận lợi cho hợp tác Việt Nam - Ấn Độ
Trả lời phỏng vấn Tạp chí Thời Đại, Đại sứ Phạm Sanh Châu cho rằng, doanh nghiệp, thanh niên và các cơ quan chức năng Việt Nam cần nhanh chóng và quyết tâm, sáng tạo, thúc đẩy, hiện thực hóa các chương trình hợp tác với nước bạn trong lĩnh vực khoa học công nghệ và khởi nghiệp.
Đẩy mạnh giáo dục quyền con người trong hệ thống giáo dục quốc dân
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa ký Chỉ thị số 34/CT-TTg ngày 21/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường thực hiện Đề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Hiệp hội các trường Đại học thuộc khối Thịnh vượng chung (ACU) và Hội đồng Anh (BC) vừa công bố báo cáo cho thấy, việc hợp tác giữa các trường đại học thuộc khu vực phía Nam bán cầu (Global South - gọi chung cho các nước đang phát triển ở Nam Mỹ, châu Phi và châu Á), và Bắc bán cầu (Global North, thuật ngữ được sử dụng để đề cập tới các nước giàu, công nghiệp hóa chủ yếu nằm ở Bắc bán cầu) - chưa thật sự hiệu quả như mong đợi.

Trao đổi tri thức thông qua hợp tác giáo dục đại học quy mô toàn cầu sẽ giúp hiện thực hóa các SDGs. Ảnh minh họa

Điều này khiến cho quá trình giải quyết để đạt được 17 Mục tiêu phát triển bền vững của Liên hiệp quốc (SDGs) đang gặp nhiều khó khăn thách thức.

Báo cáo nhấn mạnh rằng, các tổ chức giáo dục đại học cần xem xét các SDGs thuộc lĩnh vực giáo dục (như: SDG4, SDG17) theo một cách thống nhất và có sự liên quan mật thiết lẫn nhau bởi “mục tiêu này sẽ không thể đạt được nếu mục tiêu kia bị thất bại”.

“Sẽ không có bất cứ mục tiêu nào trong nhóm 17 mục tiêu thuộc SDGs có thể đạt được nếu không có sự đóng góp một cách hiệu quả của giáo dục đại học”, Tiến sĩ Joanna Newman, Tổng thư ký ACU khẳng định.

Theo bà Joanna thì có nhiều bằng chứng có giá trị cho thấy những lợi ích của các mối quan hệ hợp tác quốc tế giữa các trường đại học mang lại cho cá nhân, cộng đồng và xã hội. Tuy nhiên, để có thể tối đa hóa các lợi ích này thì cần phải duy trì và phát triển nguồn lực đa dạng hơn theo hướng bền vững dựa trên nguyên tắc “bình đẳng” trong hợp tác.

Bên cạnh đó, Tiến sĩ Adam Krcal, cố vấn trưởng của nhóm nghiên cứu cho biết thêm, việc lựa chọn đối tác để hợp tác giữa các trường đại học của nhóm “nhà giàu” và “nhà nghèo” thuộc 2 bán cầu là điều quan trọng. Trong đó, những mối quan hệ đã hình thành và duy trì từ trước sẽ có được sự bình đẳng hơn trong hợp tác so với những mối quan hệ mới được thiết lập “bởi vì lòng tin cần được xây dựng qua thời gian chứ không thể có được trong một sớm một chiều”.

Hợp tác quốc tế trong giáo giục đại học sẽ mang lại nhiều lợi ích cho các trường đại học thuộc những nước nghèo. Ảnh: Plymouth

Có một điểm mà báo cáo lưu ý, đó là những trường đại học thuộc khu vực Nam bán cầu sẽ nhận được nhiều lợi ích hơn thông qua hợp tác với đối tác quốc tế ở Bắc bán cầu.

Những lợi ích đó có thể bao gồm cơ hội tiếp cận giáo trình đào tạo thế hệ mới, các đổi mới trong đào tạo và phương pháp sư phạm, hệ thống quản trị giáo dục đại học hiện đại... Từ đó sẽ có ảnh hưởng tích cực đến cộng đồng và xã hội một cách bền vững.

Thủ tướng ban hành kế hoạch khung quốc gia về trình độ giáo dục đại học
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Khung trình độ quốc gia Việt Nam đối với các trình độ của giáo dục đại học, giai đoạn 2020 - 2025.
Hướng tới quốc tế hoá giáo dục đại học ở Việt Nam năm 2025
Ngày 18/8, tại TP. Hồ Chí Minh, Hội đồng Anh tại Việt Nam phối hợp cùng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội thảo “Hướng tới quốc tế hóa giáo dục đại học ở Việt Nam tới năm 2025”.
Giáo dục đại học thế giới sẽ thay đổi chóng mặt ra sao dưới thời của thế hệ Z?
Thế hệ Z đã chính thức bước vào ngưỡng cửa đại học. Giống như Millennials trước họ, thế hệ này đang làm thay đổi phương thức học tập ở hệ đại học. Những thay đổi này không chỉ vì sự phụ thuộc lớn hơn vào công nghệ.
Top