24 điều kiêng kỵ từ xa xưa của người Việt vẫn còn phổ biến ngày nay 7 điều cấm kỵ mà phụ nữ thời xưa phạm phải sẽ bị đuổi khỏi nhà chồng Tại sao có tục mẹ cô dâu kiêng không đi đưa dâu? |
Trong tín ngưỡng dân gian của người Việt, tháng 7 âm lịch còn gọi là tháng cô hồn.
Tên gọi này có nguồn gốc từ tích Diêm Vương cho mở Quỷ môn quan từ ngày 2/7 âm lịch hàng năm, để những vong hồn lang thang, không nơi nương tựa được trở lại cõi trần, đến ngày rằm tháng 7 thì quay trở lại vì cửa địa ngục sẽ đóng. Bởi thế người Việt cũng coi tháng này là tháng của người âm. Cũng vì quan niệm như thế mà từ xa xưa, người Việt đều kỵ làm việc trọng đại trong tháng 7 âm lịch. Ngoài ra còn có những điều kiêng kỵ đặc biệt trong tháng cô hồn mà đến ngày nay vẫn được tiếp nhận. Sau đây là 19 điều kiêng kỵ trong tháng cô hồn. Dù chỉ mang tính chất truyền miệng, không có cơ sở nhưng những điều này vẫn lưu truyền trong dân gian, chủ yếu vì niềm tin "có kiêng có lành" của người Việt.
(Ảnh: Huffpost) |
1. Tháng cô hồn kỵ đi ra ngoài đường vào giờ Ngọ (12 giờ trưa) và vào buổi tối muộn,đặc biệt là không nên đi một mình. Do quan niệm tháng 7 âm lịch là tháng những vong hồn đi lang thang trên dương gian, việc đi một mình vào khung giờ vắng vẻ sẽ không tốt cho tinh thần cũng như dễ dẫn đến những việc không hay.
2. Không treo chuông gió ở cửa sổ, trước cửa nhà, ở đầu giường. Tiếng chuông gió có thể thu hút sự chú ý của ma quỷ, dẫn ma quỷ đến quấy phá người trần.
3. Người yếu bóng vía không nên đi chơi đêm trong tháng cô hồn. Điều kiêng kỵ này nhằm tránh những chuyện không may xảy ra.
4. Không phơi quần áo qua đêm hay vào ban đêm, tốt nhất nên cất quần áo vào trong nhà từ chiều, khi trời còn sáng. Nếu phơi qua đêm, ma quỷ trông thấy sẽ "mượn" và để lại "quỷ khí", không tốt cho sức khỏe của người trần.
5. Chỉ đốt vàng mã khi cúng lễ, tuyệt đối không tùy tiện đốt vì sẽ dẫn lối ma quỷ đến.
6. Kiêng réo gọi tên nhau giữa nơi thanh vắng, đặc biệt là vào buổi tối, ban đêm. Điều này phòng việc ma quỷ ghi nhớ tên người được gọi, đó là điềm xấu.
7. Khi làm cơm cúng, tuyệt đối không được "ăn vụng" kẻo thất lễ. Với mâm lễ cúng cô hồn, cũng không lấy ăn kẻo rước họa vào thân.
8. Không được nhổ lông chân vào những ngày này vì dân gian cho rằng "Một sợi lông chân quản ba con quỷ", người càng có nhiều lông chân thì ma quỷ càng ít dám đến gần.
9. Không nên thức quá khuya, tốt nhất nên đi ngủ lúc 9-10 giờ. Thức khuya không những ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn làm tinh thần suy nhược, dễ nhiễm "quỷ khí".
10. Hạn chế bơi lội trong tháng cô hồn, nếu có bơi cũng chỉ nên bơi ở bể bơi, với mực nước thấp, đề phòng chuyện không may xảy ra.
11. Không chụp ảnh vào ban đêm, không soi gương vào ban đêm bởi ma quỷ sẽ lảng vảng xung quanh và quấy phá.
12. Tuyệt đối không hù dọa người khác khiến họ bị giật mình, dễ bị "hồn bay phách lạc", ma quỷ xâm nhập, nhất là những người yếu bóng vía, sức khỏe không tốt.
13. Hạn chế đi đến những nơi vắng vẻ, ít ánh sáng. Nếu buộc phải đi qua những nơi như vậy, nên bước đi thẳng, không ngoái cổ quay đầu nhìn lại phía sau, dù có cảm giác có người đang đi theo hoặc gọi tên mình.
14. Tuyệt đối không nhặt tiền bạc rơi vãi trên đường hay bất cứ vật gì có giá trị.
15. Không đứng, ngồi, nằm, trốn ở cây đa trước nhà, bởi đây là nơi hội tụ âm khí, cũng là nơi ma quỷ thường xuyên trú ẩn.
16. Cũng kiêng kỵ đứng trong góc tường hay xó tối. Vì đó vốn là những chỗ ma quỷ thường tụ tập nghỉ ngơi.
17. Hạn chế ở một mình trong thời gian này, nếu không sẽ dễ bị ma quỷ dẫn dắt hoặc quấy phá.
18. Khi lên giường ngủ không để mũi dép hướng về phía giường. Nếu không ma quỷ nhìn thấy sẽ đoán rằng có người sống đang nằm trên giường và chúng sẽ lên giường ngủ chung với bạn.
19. Không cắm đũa đứng giữa bát cơm vì đó là hình thức cúng tế, cũng giống như kiểu thắp hương, dễ dẫn dụ ma quỷ vào nhà ăn chung.
Ngoài những điều kiêng kỵ tháng cô hồn, dân gian cũng lưu truyền những việc nên làm vào tháng 7 âm lịch. Người xưa thường làm lễ cúng cô hồn, cúng rằm tháng 7, thăm mộ phần người thân trong gia đình hay đi lễ chùa cầu bình an. Ngoài ra, người xưa cũng thường ăn chay để tránh điềm dữ, hạn chế sát sinh, không cáu giận, không cãi vã. Nếu có thể làm phúc, làm việc thiện thì nên làm.
Xem thêm:
24 điều kiêng kỵ từ xa xưa của người Việt vẫn còn phổ biến ngày nay Trong cuốn "Việt Nam phong tục", Phan Kế Bính liệt kê những điều kiêng kỵ của người Việt, một số điều vẫn còn được áp ... |
Vì sao thời xưa có tục mẹ tặng con gái đi lấy chồng một chiếc trâm hay bảy chiếc kim? Thời xưa, trước khi con gái đi lấy chồng, người mẹ luôn tặng con một gói quà, trong đó có một chiếc trâm hay bảy chiếc ... |
Ý nghĩa hay của lễ xin dâu trong đám cưới của người Việt Lễ xin dâu là một lễ rất nhỏ nhưng là nghi thức không thể thiếu trong đám cưới của người Việt từ xưa đến nay. |
Vì sao ngày xưa gái nạ dòng không được lấy trai tơ? "Trai tơ lấy phải nạ dòng, như nước mắm thối chấm lòng lợn thiu", câu ca dao đầy định kiến về chuyện trai tân lấy ... |
Nguồn bài viết : Trò Baccarat trực tiếp trực tuyến