Vì sao thời xưa có tục mẹ tặng con gái đi lấy chồng một chiếc trâm hay bảy chiếc kim? Ý nghĩa hay của lễ xin dâu trong đám cưới của người Việt Vì sao ngày xưa gái nạ dòng không được lấy trai tơ? |
Nói đến kiêng kỵ, người Việt có khá nhiều điều cần lưu ý. Đa phần những điều kiêng kỵ đều mang tính chất tục lệ, theo thói quen, cứ thấy ông bà, cha mẹ kiêng thì kiêng, cũng ít khi thắc mắc vì sao phải kiêng kỵ như vậy.
Người Việt thường kiêng kỵ vào ngày đầu năm mới, ngày đầu tháng, ngày rằm và cả khởi đầu của sáng sớm ngày thường. Trước khi khởi sự làm việc trọng đại, như cưới hỏi, xây nhà, ma chay, cũng cần thuộc lòng những điều nên làm và không nên làm.
Trong cuốn "Việt Nam phong tục", Phan Kế Bính đã liệt kê những điều kiêng kỵ rất phổ biến của người Việt, cho đến nay một số điều vẫn tồn tại. Có thể nói những điều kiêng kỵ dù không có cơ sở khoa học, nhưng lại phản ánh phần nào niềm tin của người dân từ xa xưa.
Người Việt kiêng kỵ rất nhiều điều. |
1. Đầu năm mới và sáng mùng 1 đầu tháng kiêng đòi nợ, sợ rông cả năm hoặc cả tháng.
2. Sáng sớm kiêng văng tục, sợ rông cả ngày.
3. Ba tháng hè kiêng cưới xin, sợ không hay.
4. Năm cùng tháng tận kiêng làm cửa làm nhà và các việc vui mừng, sợ không hay.
5. Việc vui mừng, việc tế tự kiêng mặc đồ trắng, e thất kính.
6. Nhà có tang kiêng dùng đồ đỏ, e trái lễ.
7. Đàn bà chửa con so không hái quả trên cây, e quá sinh mất.
8. Đàn bà chửa kiêng gần tử thi, và kiêng dự đám tang, e độc.
9. Vợ chửa, chồng kiêng sát sinh và kiêng đóng cọc, e độc.
10. Người mới đẻ, kiêng không cho người ngoài giắt tiền vào phòng, sợ trẻ giật mình.
11. Đàn bà lạ chửa, kiêng không cho đẻ trong nhà, e độc.
12. Người sống kiêng mặc áo thừa và nằm giường người chết.
13. Người làng khác chết, kiêng không cho đưa ma qua làng.
14. Cha mẹ kiêng đưa con gái về nhà chồng, e người ta chê cười.
15. Vợ chồng kiêng không rửa chung một khăn mặt.
16. Con cháu kiêng đặt tên giống tên ông bà, cha mẹ, e thất kính.
17. Trẻ con kiêng khen tốt đẹp béo đẫy.
18. Trẻ con kiêng đội nón trong nhà, e lùn.
19. Trẻ đi học, kiêng ăn cơm cháy, sợ tối dạ và kiêng ăn chân gà, sợ viết run tay,
20. Buôn bán kiêng nói con khỉ, con tiều, con hùm, con beo, sợ ế hàng.
21. Làm cửa ngõ kiêng đối ngõ với nhà khác, sợ độc.
22. Giường chiếu trong nhà kiêng dựng ngược, sợ sái.
23. Ở nhà kiêng ngồi giữa bậc cửa, e thất lễ.
24. Ra ngõ kiêng gặp gái, e bất lợi.
Xem thêm:
Tại sao thời xưa lấy vợ lẽ không bị coi là trái thuần phong mỹ tục? Trong cuốn "Việt Nam phong tục", Phan Kế Bính giải thích lý do tại sao thời xưa đàn ông được phép lấy vợ lẽ mà ... |
Cô dâu trước khi về nhà chồng cần làm những thủ tục gì? Trước khi về nhà chồng, cô dâu cần làm nhiều nghi lễ. Người Việt tin rằng những nghi lễ này đảm bảo một cuộc sống ... |
Tại sao có tục mẹ cô dâu kiêng không đi đưa dâu? Tục lệ mẹ cô dâu kiêng không đưa dâu đã có từ rất lâu đời, từ thời phong kiến. Cho đến ngày nay, nhiều địa ... |
Vì sao có câu “lấy vợ kén tông, lấy chồng kén giống”? Các cụ ngày xưa đã từng dạy “lấy vợ kén tông, lấy chồng kén giống”. Giới trẻ hiện đại ngày nay liệu có còn tuân ... |
Vì sao ngày xưa gái nạ dòng không được lấy trai tơ? "Trai tơ lấy phải nạ dòng, như nước mắm thối chấm lòng lợn thiu", câu ca dao đầy định kiến về chuyện trai tân lấy ... |
Nguồn bài viết : Xổ số miền Bắc hôm quả