Ngoài ra, các đối tượng thuộc lao động cư trú dài hạn trên địa bàn huyện nghèo, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo có nhu cầu đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài cũng thuộc diện được hỗ trợ. Trong đó ưu tiên thanh niên chưa có việc làm, đặc biệt là thanh niên thuộc hộ dân tộc thiểu số nghèo, phụ nữ thuộc hộ nghèo.
Người lao động nghèo được hỗ trợ phí đào tạo, đi lại, thủ tục để đi làm việc tại nước ngoài. (Ảnh minh họa)
Theo đó, Bộ Tài chính quy định: hỗ trợ 100% chi phí khóa học theo giá dịch vụ vụ đào tạo nghề, ngoại ngữ do cơ quan có thẩm quyền ban hành. Ngoài ra về bồi dưỡng kiến thức cần thiết: hỗ trợ tối đa 530.000 đồng/người/khoá học. Tiền ăn, sinh hoạt phí trong thời gian đào tạo 40.000 đồng/người/ngày; tiền ở mức 300.000 đồng/người/tháng; hỗ trợ về đồ dùng cá nhân 400.000 đồng/người.
Ngoài hỗ trợ chi phí cho quá trình đào tạo, người lao động còn được hỗ trợ chi phí đi lại từ nơi cư trú hợp pháp đến địa điểm đào tạo. Cụ thể, hỗ trợ 200.000 đồng/người/khóa học đối với người lao động cư trú cách địa điểm đào tạo từ 15 km trở lên; mức 300.000 đồng/người/khóa học đối với người lao động cư trú tại các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn cách địa điểm đào tạo từ 10 km trở lên.
Về lệ phí khám sức khỏe, làm thủ tục hộ chiếu, xuất cảnh, nhập cảnh đối với người lao động nghèo đi làm việc ở nước ngoài được hỗ trợ tối đa 750.000 đồng/người. Đối với người lao động thuộc hộ cận nghèo mức hỗ trợ tối đa bằng 70% mức hỗ trợ đối với người lao động thuộc hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số.
Đối với người lao động khác cư trú dài hạn trên địa bàn các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, mức hỗ trợ tối đa bằng 50% mức hỗ trợ đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết để đi làm việc ở nước ngoài dành cho đối tượng thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số.
Minh Anh
Nguồn bài viết : Thống kê giải đặc biệt theo tuần