Môi trường bền vững mang lại lợi ích cho 46 quốc gia

2025-01-17 19:21:33
Fukuoka (Nhật Bản) sẽ hỗ trợ Thủ đô Hà Nội xử lý các vấn đề liên quan đến môi trường
Đó là khẳng định của Thống đốc Hattori Seitaro nhân chuyến thăm Việt Nam kỷ niệm 15 năm thiết lập quan hệ hữu nghị hợp tác giữa tỉnh Fukuoka với Thủ đô Hà Nội.
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường: Các thủ tục về ban hành Nghị định 44 liên quan đến giá đất đã hoàn tất
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa chỉ đạo và thống nhất, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ phối hợp với Văn phòng Chính phủ hoàn tất các công đoạn cuối cùng để ban hành Nghị định 44 sớm nhất và đưa vào thực tiễn.

Các sáng kiến môi trường mang lại lợi ích cho 4,2 triệu người ở 5 khu vực khác nhau trên toàn cầu, sẽ khôi phục hơn 474.000 ha đất; cải thiện các hoạt động trên hơn 24 triệu ha môi trường sống trên đất liền và biển. Bên cạnh đó, hỗ trợ quản lý hơn 2 triệu ha khu bảo tồn trên đất liền và trên biển; giảm thiểu 133 triệu tấn khí thải nhà kính; loại bỏ 202 tấn hóa chất nông nghiệp độc hại.

Hội đồng GEF cũng phê duyệt 3 chương trình khu vực và toàn cầu do FAO chủ trì, tập trung vào hệ thống lương thực, đại dương và phục hồi hệ sinh thái. Chương trình Tích hợp Hệ thống Thực phẩm (FSIP), do Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc tế (IFAD) chủ trì, sẽ tài trợ 2,2 tỷ USD cho 32 quốc gia. FSIP tập trung vào việc chuyển đổi các hệ thống nông sản thực phẩm toàn cầu từ trang trại sang bàn ăn sao cho chúng bền vững, thân thiện với thiên nhiên, có khả năng phục hồi, toàn diện và không gây ô nhiễm. Chương trình sẽ mang lại lợi ích toàn cầu cho đa dạng sinh học, giải quyết tình trạng suy thoái đất và biến đổi khí hậu, cùng với việc cải thiện an ninh lương thực, dinh dưỡng, thu nhập, sinh kế bền vững và khả năng phục hồi.

Một dự án nông nghiệp ở châu Phi

​Chương trình tập trung cụ thể vào 8 chuỗi và lĩnh vực giá trị nông sản: Ngô, gạo, lúa mì, ca cao, dầu cọ, đậu nành, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Sáng kiến này cũng dự kiến sẽ khôi phục hơn 870.000 ha đất trồng trọt, rừng, đồng cỏ tự nhiên và vùng đất ngập nước bị suy thoái; cải thiện các biện pháp quản lý gần 14 triệu ha đất. Những biện pháp này sẽ giúp giảm thiểu hơn 174 triệu tấn khí thải nhà kính và loại bỏ 220 tấn thuốc trừ sâu cực kỳ độc hại.

Trong khi đó, Chương trình Tích hợp Đại dương sạch và khỏe mạnh sẽ tài trợ 100 triệu USD cho 14 quốc gia để giảm ô nhiễm đại dương trên đất liền ở 9 hệ sinh thái biển lớn (LME), bao gồm Vịnh Bengal, Biển Đông, Caribe, Biển Đỏ, Biển Đen, Dòng hải lưu Humboldt, Dòng hải lưu Agulhas và Thềm Bắc Brazil.

Chương trình giải quyết các vùng thiếu oxy ở biển - còn được gọi là "vùng chết" - bằng cách hạn chế các nguồn ô nhiễm trên đất liền từ nông nghiệp (lạm dụng phân bón, ô nhiễm vật nuôi) và các nguồn công nghiệp và đô thị (nước thải chưa được xử lý) thông qua các biện pháp chính sách, quy định và đầu tư cơ sở hạ tầng kết hợp với quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên và các giải pháp dựa vào hệ sinh thái.

Sáng kiến này nhằm mục đích tạo ra một môi trường thuận lợi để thúc đẩy các mục tiêu kinh tế xanh bền vững của các quốc gia, phù hợp với các mục tiêu của Khung đa dạng sinh học toàn cầu Côn Minh-Montreal (GBF). GBF hướng tới phục hồi hệ sinh thái biển và đất liền, giảm ô nhiễm, nông nghiệp bền vững, giảm bệnh tật và các khu đô thị bền vững. GBF giúp tăng cường quản lý hơn 520.000 ha đất và 423.000 ha khu bảo tồn biển, khôi phục gần 97.000 ha hệ sinh thái khác nhau.

Chương trình này dự kiến cũng sẽ cô lập hơn 9 triệu tấn khí thải nhà kính, do FAO, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Ngân hàng Phát triển Châu Mỹ Latinh (CAF) và Ngân hàng Tái thiết châu Âu đồng chủ trì. FAO sẽ thực hiện các dự án ở Sri Lanka, Venezuela và Việt Nam cũng như các đối tác ở Grenada, Jordan, Madagascar, Maldives, Mexico, Moldova, Panama, Peru, St. Kitts và Nevis, Thái Lan, Trinidad và Tobago.

Phó Tổng Giám đốc FAO Maria Helena Semedo

Ngoài ra, Chương trình Nexus nước và đất Trung Á, mới được Hội đồng GEF phê duyệt và do FAO chủ trì, sẽ hỗ trợ 26 triệu USD cho Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Turkmenistan và Uzbekistan để khôi phục hệ sinh thái của lưu vực Amu Darya và Syr Darya và tăng cường an ninh nguồn nước, tăng cường khả năng phục hồi và cải thiện sinh kế ở nông thôn.

Lưu vực Amu Darya và Syr Darya là nguồn cung cấp nước chính cho 5 quốc gia, hỗ trợ khoảng 60 triệu người và phần lớn hoạt động sản xuất nông nghiệp và năng lượng của họ. Đồng thời rất quan trọng đối với các hệ sinh thái và tạo sinh kế khác cho người dân. Quản lý nước không bền vững, đặc biệt là cho nông nghiệp, khai thác quá mức nước ở hai lưu vực sông sẽ dẫn đến việc mất an ninh nước và lương thực, nhiễm mặn, suy thoái đất, giảm dòng chảy, gây ô nhiễm các hệ sinh thái tự nhiên và mất đa dạng sinh học.

Theo Phó Tổng Giám đốc FAO Maria Helena Semedo, nếu có sự hợp tác chặt chẽ với các đối tác và quốc gia, những dự án này có tiềm năng cải thiện cuộc sống của hàng triệu người thông qua chuyển đổi hệ thống nông sản thực phẩm, đồng thời giúp đạt được các Mục tiêu Phát triển bền vững của Liên hợp quốc.

46 quốc gia hợp tác với FAO để tiếp cận nguồn tài chính từ GEF trong chương trình làm việc này: Việt Nam, Angola, Argentina, Barbados, Benin, Bhutan, Brazil, Campuchia, Chile, Trung Quốc, Dominica, Cộng hòa Dominica, Ecuador, Eswatini, Grenada, Guyana, Ấn Độ, Indonesia, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Lào, Maldives, Mexico, Mông Cổ, Namibia, Nepal, Niger, Nigeria, Pakistan, Peru, Philippines, Quần đảo Solomon, Nam Phi, Nam Sudan, Sri Lanka, St. Kitts và Nevis, St. Vincent và Grenadines, Tajikistan, Tanzania, Togo, Trinidad và Tobago, Tunisia, Thổ Nhĩ Kỳ, Turkmenistan, Uzbekistan, Venezuela.

Cơ quan Bảo vệ môi trường Thụy Điển mong muốn hợp tác với Việt Nam phát triển đô thị bền vững
Ông Åke Mikaelsson, Cố vấn cấp cao và Giám đốc chương trình hợp tác môi trường của Thụy Điển với Nga, khu vực Barents, Mỹ, Canada và Việt Nam chia sẻ như vậy tại buổi làm việc cùng Phó Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Hồ Hải ngày 24/11 tại Thụy Điển.
64.000 chai nhựa được thu gom qua hoạt động "Hiệp sĩ tái chế" tại 4 trường học ở Hà Nội
“Hiệp sĩ tái chế” là hoạt động được GNI tổ chức tại các trường THCS Ngô Sĩ Liên, THCS Nguyễn Trường Tộ, THCS Nam Từ Liêm và THPT Greenfield trên địa bàn Hà Nội từ 23/11 - 12/12/2023.

Nguồn bài viết : Felix E-gaming Club

Top