Đảm đang như… “bố hổ” |
WWF-Việt Nam viện trợ hơn 65 tỷ đồng cho dự án giảm nhựa ở miền Trung |
Lào là một trong 13 quốc gia trên thế giới còn lại được cho là còn có hổ sinh sống. Tuy nhiên, sau các cuộc tìm kiếm, lắp đặt bẫy ảnh tại các khu bảo tồn, các nhà khoa học đã không phát hiện dấu hiệu của hổ. Do đó, WWF cho rằng loài này có lẽ đã tuyệt chủng ở Lào.
Theo WWF, Lào là một trong những nước có môi trường sống phong phú, phù hợp với hổ. Tuy nhiên, số lượng hổ tại nước này đã giảm phần lớn do việc săn bắt quá mức các loại thú vốn là thức ăn của hổ, cũng như việc chính loài hổ bị săn bắt.
WWF cho rằng loài này có lẽ đã tuyệt chủng ở Lào. (Ảnh minh họa: WWF) |
Cũng theo WWF, số lượng hổ trên thế giới đã giảm 95% trong vòng 100 năm qua. Sự suy giảm loài hổ tại Lào là một lời nhắc nhở rõ ràng về tình trạng nguy cấp của động vật hoang dã cũng như sự cần thiết phải có hành động khẩn cấp để bảo vệ và khôi phục loài hổ trên toàn cầu.
Tại Việt Nam, báo cáo của WWF cho thấy ước tính chỉ còn khoảng 5 cá thể hổ trong tự nhiên. Tuy nhiên, số cá thể hổ trên cũng chỉ được WWF thống kê từ con số ước tính của IUCN tính đến năm 2015, bởi kể từ năm 2009, Việt Nam không có ghi nhận nào về hổ hoang dã và cũng không thực hiện khảo sát quốc gia nào về hổ ngoài tự nhiên.
WWF cho rằng một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng suy giảm số lượng hổ trầm trọng dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng chính là do nạn săn bắn, buôn bán trái phép và sự suy giảm sinh cảnh, nguồn thức ăn của loài hổ. Trong đó, các chuyên gia lưu ý, “hiểm họa lớn nhất” với hổ đến từ hoạt động săn bắn và sự suy giảm của con mồi.
Da hổ được coi là món hàng quý giá tại nhiều quốc gia, do đó, những kẻ săn trộm ráo riết săn lùng hổ để lấy da. Nhiều người muốn mua các bộ phận khác trên cơ thể hổ để làm thuốc, dùng trong Đông Y.
Bên cạnh đó, những kẻ săn trộm cũng săn bắt nhiều loài động vật vốn là con mồi của hổ như hươu, nai, hoẵng, lợn rừng, dê rừng. Thực tế này đã dẫn đến tình trạng nguồn cung cấp thức ăn cho hổ giảm đi, buộc chúng phải tấn công gia súc của nông dân, tiếp tục phát sinh xung đột giữa con người và hổ hoang dã trong tự nhiên.
Quá trình phục hồi loài hổ còn đối diện với thách thức khác chính là tình trạng mất dần môi trường sống do các nông dân lấy đất để canh tác và các cánh rừng đã bị chặt phá để làm đường, xây đập và khai thác mỏ, quặng, khoáng sản phục vụ cho các mục tiêu kinh tế.
Diện tích rừng ngày càng thu hẹp do con người phá rừng để sản xuất nông nghiệp và làm đường do đó, hổ đang bị dồn vào những khu rừng nhỏ hơn, khả năng sinh tồn bị hạn chế.
Bên cạnh đó, thực trạng biến đổi khí hậu cũng là một hiểm họa với hổ ví dụ như ở rừng đước khổng lồ thuộc quần đảo Sunderbans (kéo dài từ Ấn Độ tới Bangladesh) là nơi sinh sống 70% loài hổ Bengal. Nhưng trong vòng 50 năm tới, 70% diện tích rừng đước có thể biến mất do nước biển dâng. Do đó, chính quyền các quốc gia cần chung tay hành động khẩn cấp để cứu lấy loài hổ.
Việt Nam chung tay cùng thế giới chấm dứt ô nhiễm nhựa |
A Lưới – huyện miền núi đầu tiên của Việt Nam tham gia chương trình Đô thị Giảm Nhựa của WWF |
Nguồn bài viết : PT Trực Tuyến