Nối bước Samsung, nhiều công ty Hàn rút nhà máy khỏi Trung Quốc

2025-01-17 19:23:12
Sau khi Samsung nổ phát súng đầu tiên, một loạt công ty Hàn Quốc đang tìm cách chuyển dây chuyền sản xuất khỏi "công xưởng thế giới".

Sau thông tin Samsung sắp sửa đóng nhà máy cuối cùng tại Huệ Châu, Trung Quốc trong tuần qua, nhiều công ty Hàn Quốc khác cũng chuẩn bị rút khỏi Trung Quốc. Hyundai Motor, Kia Motors và LG Electronics đều đang tính đường rút lui.

Theo Nikkei, đây là hành động nhằm tránh sự lệ thuộc vào Trung Quốc. Các công ty Hàn Quốc xác định những yếu tố như cạnh tranh từ các công ty nội địa, căng thẳng địa chính trị và chính sách kinh tế của Trung Quốc có thể khiến mọi công ty gặp rủi ro.

"Dường như họ chỉ cố được đến lúc này để tránh bị chính quyền Trung Quốc gây khó dễ, nhưng giờ họ không chịu nổi nữa", một nguồn tin trong ngành tài chính tại Nhật Bản, thường xuyên làm việc với các công ty Hàn Quốc nói với Nikkei.

Nối bước Samsung rời khỏi Trung Quốc

Samsung là công ty đi đầu trào lưu này. Khi thị phần smartphone tại Trung Quốc giảm xuống mức quá thấp, chưa được 1% trong năm 2018, nhiều người đã dự đoán Samsung sẽ sớm đóng cửa nhà máy tại Huệ Châu. Nơi này từng cung cấp 1/5 tổng số điện thoại bán tại Trung Quốc năm 2011.

Noi buoc Samsung, nhieu cong ty Han rut nha may khoi Trung Quoc hinh anh 1
Nhà máy tại Huệ Châu, Quảng Đông là nhà máy cuối cùng của Samsung tại Trung Quốc. Ảnh: SCMP.

Công ty Hàn Quốc đã rất cố gắng duy trì sản xuất, bởi đóng cửa nhà máy này sẽ khiến Samsung gặp nhiều khó khăn với mục tiêu việc làm mà chính phủ thành phố đưa ra.

Tuy nhiên Samsung đã không thể duy trì được thêm, và đã dừng sản xuất smartphone tại nhà máy này từ cuối năm 2018. Nhiều công nhân được đề nghị chế độ nghỉ hưu sớm.

"Khi Samsung đã đi đầu, rào cản về tâm lý với chúng tôi đã thấp hẳn đi", nhân viên làm việc cho một công ty Hàn Quốc khác chia sẻ.

Hyundai Motor công bố tạm dừng sản xuất tại nhà máy gần Bắc Kinh, với công suất 300.000 xe/năm vào tháng 5 vừa qua. Kia cũng cho biết sẽ dừng sản xuất xe thương hiệu Kia tại nhà máy ở tỉnh Giang Tô vào tháng 6.

Trong khi đó, LG Electronics cho biết họ đã chuyển tất cả dây chuyển sản xuất máy lạnh xuất khẩu tới thị trường Mỹ từ nhà máy ở tỉnh Chiết Giang về Hàn Quốc.

"Nhiều công ty từng rất lạc quan về Trung Quốc chỉ 3 hay 4 năm trước. Giờ đây hơn một nửa công ty Hàn Quốc đều đang cân nhắc rút khỏi đây, cả về khía cạnh kinh doanh lẫn sản xuất", Peter Kim, nhà phân tích chiến lược tại Mirae Asset Daewoo nói trên Financial Times.

Những làn sóng tiêu cực liên tục ập đến

Đây không phải lần đầu tiên các công ty Hàn Quốc phải cân nhắc về các rủi ro ở thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên mọi mối lo ngại đều được bỏ qua khi họ vẫn còn làm ăn tốt tại nước này. Năm 2012, Samsung vẫn là thương hiệu smartphone đứng đầu Trung Quốc. Tới tận năm 2016, Hyundai vẫn đứng thứ 3 về thị phần xe hơi tại đất nước này, chỉ sau Volkswagen và General Motors.

Dù vậy, vài năm trở lại đây các thương hiệu nội địa bắt đầu phản công lại. Những lĩnh vực thế mạnh của Hàn Quốc như bán dẫn hay xe hơi đều có sự xuất hiện của đối thủ Trung Quốc xứng tầm. Samsung văng ra khỏi tốp 10 thương hiệu smartphone, trong khi Hyundai bị xếp vào nhóm xe hơi "hạng 2" với vị trí thứ 6 hoặc thứ 7 về thị phần.

Noi buoc Samsung, nhieu cong ty Han rut nha may khoi Trung Quoc hinh anh 2
Người biểu tình Trung Quốc phản đối công ty Lotte của Hàn Quốc sau căng thẳng năm 2017. Ảnh: AFP.

Năm 2017, quyết định triển khai hệ thống tên lửa phòng thủ của Mỹ tại Hàn Quốc bị phía Trung Quốc phản đối. Điều này dẫn đến phong trào tẩy chay các thương hiệu Hàn Quốc, khiến Lotte phải rút mọi siêu thị ra khỏi Trung Quốc.

Các thương hiệu khác tiếp tục gặp khó khăn trong hơn 1 năm, và họ chưa kịp làm ăn tốt trở lại thì cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung diễn ra. Xuất khẩu vào Trung Quốc, thị trường lớn nhất của Hàn Quốc, giảm tới 20% trong một năm qua, theo số liệu công bố tháng 5. Việc chính phủ Mỹ dự định tăng thuế nhập khẩu nhiều mặt hàng từ Trung Quốc cũng khiến nhiều công ty Hàn Quốc có nhà máy tại Trung Quốc lo ngại.

Quyết định đưa Huawei vào danh sách đen của Mỹ càng khiến mọi việc tồi tệ hơn. Nếu Huawei bị đẩy vào đường cùng, những đơn hàng lớn của họ với các đối tác cung cấp chip Hàn Quốc sẽ bị hủy, khiến nguồn cung vượt xa nhu cầu thị trường. Điều này sẽ dẫn đến giá linh kiện giảm mạnh, ảnh hưởng tới ngành kinh doanh quan trọng của Hàn Quốc.

Noi buoc Samsung, nhieu cong ty Han rut nha may khoi Trung Quoc hinh anh 3
Một siêu thị Lotte đã đóng cửa. Lotte đã rút toàn bộ siêu thị khỏi Trung Quốc sau căng thẳng năm 2017. Ảnh: Reuters.

Trung Quốc là thị trường quan trọng nhất của Hàn Quốc. Chưa tính đến vụ việc của Huawei, việc linh kiện bán dẫn giảm giá khiến cho xuất khẩu bán dẫn vào Trung Quốc giảm tới 31% trong năm qua. Khi Huawei không còn mua hàng, mọi việc sẽ thực sự tệ hại với ngành bán dẫn Hàn Quốc.

Bên cạnh đó, Trung Quốc vốn không hài lòng khi 2 nhà mạng lớn nhất của Hàn Quốc là SK Telecom và KT Corp không hề sử dụng linh kiện Huawei khi triển khai mạng 5G tại nước này.

Samsung, LG, Hyundai hay Kia có thể sẽ muốn nhanh chóng quên đi trải nghiệm tại Trung Quốc để tập trung vào các thị trường và môi trường sản xuất mới, giống như Lotte đã làm năm trước.

"Tôi nhẹ cả người khi giờ đây đã quên đi được ký ức buồn về Trung Quốc, và tập trung vào những thị trường mới", ông Lee Hak-jae, Phó chủ tịch phụ trách phát triển kinh doanh nước ngoài của Lotte Mart chia sẻ trên Financial Times.

"Chúng tôi đã có nhiều cuộc thảo luận chuyên sâu để tìm ra thị trường thay thế cho Trung Quốc. Bài học rút ra từ Trung Quốc là sự tăng trưởng không đồng nghĩa với thành công bền vững lâu dài", ông Lee cho biết.

Robot cảnh sát chống tội phạm ở Mỹ Mẫu robot này dự kiến giúp tăng cường khả năng phòng chống tội phạm cho cảnh sát bang California, Mỹ.




Nguồn bài viết : SOI CẦU XỔ SỐ

Top