Các ngành sản xuất của Việt Nam đang hồi phục và phát triển nhanh chóng

2024-12-20 20:44:37
Xây dựng văn hóa an toàn tại nơi làm việc thông qua đối thoại
Chìa khóa phục hồi thị trường lao động
Thứ trưởng Lê Văn Thanh và đoàn công tác của Giám đốc toàn cầu Better Work Dan Rees chụp ảnh lưu niệm. Ảnh: Tống Giáp

“Việt Nam là một trong những quốc gia kiểm soát tốt khủng hoảng khi ban hành nhiều biện pháp cụ thể và triển khai quyết liệt như chương trình tiêm chủng vaccine hay các chính sách hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19”, ông Dan Rees nói.

Đại diện chương trình Better Work bày tỏ ấn tượng về sự hợp tác chặt chẽ với Bộ LĐ-TB&XH. Trên cơ sở những đề xuất của Bộ, chương trình đã có hướng dẫn cụ thể cho các bên để vượt qua những khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Giám đốc Dan Rees cho biết sẽ tăng cường mối quan hệ đối tác ba bên tại các quốc gia, đồng thời đổi mới phương pháp triển khai nhằm phát triển chương trình Better Work ở quy mô lớn hơn và có tác động rộng rãi hơn.

Theo Thứ trưởng Lê Văn Thanh, với sự hỗ trợ của Better Work, điều kiện tiêu chuẩn của các doanh nghiệp Việt Nam đã tương thích hơn với tiêu chuẩn quốc tế, giúp hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang các nước dễ dàng hơn. Giai đoạn 2023-2027, hai bên cần tiếp tục có sự phối hợp chặt chẽ để nâng cao hơn nữa chất lượng hàng hóa nói chung, uy tín của hàng hóa Việt Nam trên thị trường toàn cầu.

Được khởi động năm 2009, Chương trình Better Work Việt Nam là kết quả hợp tác đặc biệt giữa Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) - một thành viên của Nhóm Ngân hàng Thế giới (WBG).

Hơn 13 năm qua, chương trình đã góp phần tích cực vào việc cải thiện điều kiện lao động và thúc đẩy tính cạnh tranh trong ngành may mặc. Các nhà máy tham gia Better Work đã cho thấy mức độ gia tăng đáng kể trong việc tuân thủ pháp luật lao động quốc gia và các tiêu chuẩn lao động quốc tế, dẫn tới cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động.

Better Work Việt Nam cũng đã giúp tăng cường đối thoại xã hội thông qua việc thành lập các Ban Tư vấn cải tiến doanh nghiệp (PICC) có sự tham gia của cả người lao động, công đoàn và lãnh đạo doanh nghiệp. Vào năm 2012, sáng kiến này trở thành hạt giống để cơ chế đối thoại thường xuyên giữa người lao động và người sử dụng lao động được quy định trong Bộ Luật Lao động.

ActionAid Việt Nam hỗ trợ nhu yếu phẩm cho 700 công nhân may mặc tại Hải Phòng
Xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam lớn thứ 2 thế giới
Top