Các nhà nghiên cứu AI tại Samsung đã phát triển được một phương thức để hoạt họa hóa các bức chân dung cổ điển, khiến chúng trở nên sống động hơn bao giờ hết.
Theo đó, các nhà nghiên cứu tại trung tâm AI của Samsung ở Moscow, hợp tác với Viện Khoa học và Công nghệ Skolkovo, đã phát triển một hệ thống dựng hình mặt người sử dụng nguyên liệu là các bức ảnh tĩnh với số lượng ít nhất có thể.
Thành quả mà Samsung thu được được dựa trên một kỹ thuật hiện khá phổ biến với tên gọi "deekfake", vốn dùng để...gắn mặt một người vào một đoạn video của người nào đó khác.
Phần mềm deekfake thường dựa vào việc thu thập rất nhiều dữ liệu về khuôn mặt một người thông qua các video clip. Kỹ thuật mới của Samsung chỉ cần một vài bức ảnh mà thôi - thậm chí có trường hợp chỉ cần đúng 1 ảnh tĩnh mà thôi.
Samsung đạt được kết quả ấn tượng nói trên bằng cách cho phần mềm "ăn" một bộ dữ liệu lớn về các video "talking-head" (video chỉ thấy mặt người đang nói) của người nổi tiếng trên YouTube, sau đó huấn luyện cho nó cách nhận biết những dấu hiệu đáng chú ý trên mặt người.
Phàn mềm deepfake mới này hoạt động cùng với một mạng GAN (mạng đối lập sản sinh): nó sẽ cho hai thuật toán chạy song song nhau, một tạo ra các hình ảnh giá, và thuật toán kia sẽ tìm cách nhận biết hình ảnh nào là giả mạo.
Dưới đây là khi áp dụng thuật toán vào ảnh của Marilyn Monroe và Salvador Dali:
Công nghệ này nhận biết khuôn mặt người cực tốt, đến nỗi nó có thể được áp dụng vào các bức tranh cổ điển, như tranh Mona Lisa dưới đây:
Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng chỉ sử dụng một bức ảnh sẽ khiến phần mềm kém hiệu quả hơn, bạn có thể thấy các phiên bản hoạt họa đều có những đặc tính riêng mà chúng trích xuất từ những người làm mẫu.
Bạn có thể xem toàn bộ các kết quả và giải thích về công nghệ này tại đây:
Phần mềm deepfake của Samsung
Tham khảo: BusinessInsider
Nguồn bài viết : GAME BÀI