SIBUR khởi động chiến dịch trồng rừng để góp phần vào chiến lược khử carbon |
Người Việt sơ tán từ Ukraine: Không ai bị bỏ lại phía sau |
Hai anh Nguyễn Văn Hương (trái) và Nguyễn Văn Ngọc. |
Gặp chúng tôi tại Trung tâm thương mại Ostuzheva của người Việt ở thành phố Voronezh, Liên bang Nga, hai anh Nguyễn Văn Hương, sinh năm 1983, sang Ukraine tháng 6/2021 và Nguyễn Văn Ngọc, sinh năm 1988, sang Ukraine tháng 1/2022 cùng quê Yên Thành, Nghệ An, đã “ổn” hơn rất nhiều sau khi được cộng đồng người Việt đón về, chăm sóc và hỗ trợ. Hành trang của họ khi chạy nạn từ ngoại ô thủ đô Kiev đến đây chỉ gồm hai túi ni-lon đựng chủ yếu đồ ăn, thuốc lá, bật lửa – vật dụng rất có ích với họ trên đường tản cư, và một bình nhựa để xin nước uống quai đã đứt lìa.
Bắt đầu câu chuyện, anh Nguyễn Văn Ngọc cho biết hai anh làm công nhân xây dựng ở ngoại ô Kiev, khi chiến sự nổ ra thì khu vực các anh ở không có điện, internet, không thể liên lạc với bất cứ ai. Anh Ngọc kể: “Cách đây khoảng gần 2 tháng, hai anh em chờ xem ông chủ có quay lại không thì không thấy. Cũng có thể là đường xá họ không đi được nữa. Hai anh em mới tính là mình ở lại đây lâu cũng không được, phải ra thành phố xem có điện, có mạng không để mà về hay đi đâu đấy nhưng ra thành phố cũng không có điện, có mạng”.
Tuy nhiên theo anh Ngọc, các anh vẫn có thể bật định vị ảo để xem đi ngả Ba Lan hay đến Nga. Sau đó, những người lính Nga gặp trên đường cho biết họ chỉ có thể đi được về hướng Nga, không thể đi về hướng Ba Lan vì có giao tranh. Cũng theo anh Ngọc, kể từ khi họ bắt đầu đi đến nay là 1 tháng 10 ngày. Tuy nhiên, khi ra đến thị trấn đông dân thì thấy “bom đạn gớm quá”, xe tăng chạy liên tục trên đường suốt ngày đêm, nên việc di chuyển bị chậm lại.
Anh Nguyễn Văn Hương kể tiếp rằng, “hai anh em đi bộ, vào nhà dân xin nước, rồi xin bánh mì. Tối thì ngủ ở mấy cái trạm xe buýt. Một người ngủ một người thức”. Anh Hương cũng cho biết họ bị binh sĩ Nga giữ vài lần, "khám người, rồi lại thả”.
Theo anh Hương, binh sĩ Nga đưa họ đến một trại tị nạn dành cho người Ukraine, họ ở đó 3 ngày song không được tiếp nhận vì không có giấy tờ và hai anh tiếp tục được chỉ đường đi về Nga. Trên đường đi, có lúc họ ngủ tạm trên những toa tàu hỏa bỏ không, ngủ ở trạm dừng xe buýt, “có khi bom rơi, đạn nổ chỉ cách 200, 300m”.
Anh Hương chụp ảnh chung với ông Ivan, người cưu mang trên đường đi. |
Điều may mắn đối với anh Ngọc và anh Hương là khi đi đến tỉnh Kharkov, họ gặp một người Việt tên là Phương, quê Quỳnh Lưu. Anh Phương cho biết ngày 5/3 nơi anh ở đã có 13 người Việt về nước qua ngả biên giới với Nga. Anh Phương cho họ một cái bản đồ, mua cho đồ ăn uống và bắt giúp taxi để họ đi đến biến giới Ukraine – Nga. Anh cũng chọ số điện thoại liên hệ với Đại sứ quán Việt Nam tại Nga để nhờ trợ giúp khi cần thiết.
Nhờ liên lạc trước, khi đến cửa khẩu, hai anh đã được cán bộ Đại sứ quán Việt Nam tại Nga can thiệp để nhập cảnh suôn sẻ. Đồng thời Đại sứ quán Việt Nam cũng thông báo cho đại diện cộng đồng người Việt Nam ở Voronezh đến cửa khẩu đón.
Anh Ngọc tâm sự: “Khi về tới đây thì bà con cộng đồng hỗ trợ giúp đỡ bọn em, cho tiền rồi quần áo giày dép, không ai lấy tiền cả. Thấy tình cảm bà con dành cho mình mà chảy nước mắt”. Anh Hương cũng bày tỏ: “Em cứ nghĩ là ở lại cũng chết, đi cũng chết thì chọn đường đi thôi. Đến khi về đến biên giới, cộng đồng người Việt Nam ở Voronezh đó, lúc đó em mới nghĩ là mình sống rồi”.
Đón 14 công dân Việt Nam sơ tán từ vùng chiến sự ở Ukraine về Nga |
Các đầu mối để người Việt tại Ukraine liên lạc khi cần hỗ trợ |