Nỗi lòng thế hệ Y: Chúng tôi là một thế hệ luôn thường trực cô đơn dù được bao quanh bởi nhiều người

2025-01-17 19:23:13
Chúng ta đang kẹt cứng trong mớ hỗn độn các liên kết với những nguồn cô độc lây lan.

 

Chúng ta đang ngày càng cảm thấy cô đơn hơn!

Cuộc Tổng điều tra Xã hội vừa qua đã cho thấy số người Mỹ không có bạn thân đã tăng gấp ba lần kể từ năm 1985. "Không có bạn tâm giao nào" là kết quả phổ biến nhất, với gần một phần tư số người được khảo sát chọn đáp án này. Tương tự, số người trung bình mà người Mỹ cảm thấy đáng tin cậy để chia sẻ "những vấn đề quan trọng trong đời" đã giảm từ ba xuống chỉ còn hai người. Đây cũng là vấn đề chung ở bất kỳ quốc gia nào.

Bằng một cách nào đó, cảm giác cô đơn hiện đang phổ biến rộng rãi trong giới trẻ – nhất là những người thuộc thế hệ Y (tức những người sinh từ năm 1980 đến 2000).

Và có 2 lý do giải thích cho hiện tượng này.

Lý do thứ nhất, hơi khó tin một xíu, đó là nỗi cô đơn có thể lan truyền. 

Một nghiên cứu vào năm 2009 đã sử dụng dữ liệu thu thập được từ khoảng 5.000 người và đời con cháu của họ ở Framingham, Massachusetts từ năm 1948 cho thấy rằng những người tham gia có nguy cơ cảm thấy cô đơn hơn 52% nếu những người có liên hệ trực tiếp với họ (như bạn bè, hàng xóm, đồng nghiệp, hoặc thành viên trong một gia đình) cảm thấy cô đơn. Còn những người đang không cảm thấy cô đơn, lại có xu hướng trở nên cô đơn hơn nếu có ai đó đang cô đơn hiện diện xung quanh họ.

Nỗi lòng thế hệ Y: Chúng tôi là một thế hệ luôn thường trực cô đơn dù được bao quanh bởi nhiều người - Ảnh 1.

Vậy lý do ở đây là gì? 

Thực tế là, người cô đơn ít khi cảm nhận được các động lực tích cực từ xã hội, ví dụ như sự chú ý hay các tín hiệu cam kết từ người khác, vì thế mà trong nhiều trường hợp, họ sớm rút lui ngay cả khi họ chưa thực sự bị cô lập từ xã hội. Sự rút lui khó lý giải của họ có thể làm cho những người có quan hệ gần gũi của họ cũng cảm thấy cô đơn. Những người cô đơn còn có xu hướng hành động "theo một phong cách ít tin tưởng hơn và thù địch hơn" với mọi người, và điều này có thể cắt đứt các quan hệ xã hội của họ, theo đó, họ truyền cho những người còn lại cảm giác cô đơn.

Đây là cách mà Tiến sĩ Nicholas Christakis nói với tờ New York Times trong một bài viết năm 2009 về những kết quả nghiên cứu của Framingham, ông cho biết rằng một người cô đơn có thể "làm toàn bộ mạng lưới xã hội trở nên bất ổn", như một sợi len nhỏ có thể làm bung cả chiếc áo len:

"Khi cô đơn, bạn sẽ lan truyền nỗi cô đơn sang người khác, và rồi bạn cắt đứt kết nối với họ hoặc bị người kia cắt đứt ngay sau đó. Nhưng vấn đề là, người đó bây giờ đã bị nhiễm nỗi cô đơn của bạn, và họ hành động theo cùng cách bạn đã làm. Một dòng thác cô đơn đổ ập xuống, và thế là mạng lưới xã hội bắt đầu tan rã".

Nỗi lòng thế hệ Y: Chúng tôi là một thế hệ luôn thường trực cô đơn dù được bao quanh bởi nhiều người - Ảnh 2.

Tương tự như những "căn bệnh truyền nhiễm" khác, cô đơn không tốt cho bạn chút nào. Thanh thiếu niên cô đơn gặp nhiều căng thẳng hơn so với những người không cảm thấy cô đơn. Những người cảm thấy cô đơn cũng có kháng thể virus Epstein-Barr cao hơn đáng kể so với bình thường (loại virus này gây ra căn bệnh mononucleosis – một bệnh truyền nhiễm gây mệt mỏi, đau cơ,..). Phụ nữ cô đơn hay cảm thấy đói hơn. Và cuối cùng, cô đơn sẽ làm tăng nguy cơ tử vong lên 26 phần trăm và tăng gấp đôi nguy cơ tử vong do các vấn đề tim mạch.

Nhưng nếu cô đơn vốn dĩ có tính lây truyền, thì tại sao gần đây nó mới bùng phát nhiều như thế?

Lý do thứ hai vì sao cô đơn bùng phát trong thế hệ Y chính là Internet. 

Không phải ngẫu nhiên mà số người cảm thấy cô đơn bắt đầu tăng lên hai năm ngay sau khi Apple tung ra máy tính cá nhân thương mại đầu tiên và 5 năm trước khi Tim Berners - Lee tạo ra cái gọi là World Wide Web (www).

Nhưng trớ trêu thay, chúng ta lại đang sử dụng Internet như một cách để vơi bớt nỗi cô đơn. Kết nối xã hội ngày nay không còn cần một chiếc xe hơi để đến gặp nhau, một chiếc điện thoại để nghe giọng nói của nhau hay một kế hoạch họp mặt cuối tuần cho cả gia đình – mà đơn giản chỉ cần một cú nhấp chuột mà thôi. Lý thuyết này có vẻ như đang vận hành khá là hiệu quả: những người chơi World of Warcraft cảm thấy ít lo lắng về xã hội và ít cô đơn khi trực tuyến hơn là ở thế giới bên ngoài. Internet tạm thời làm tăng sự hài lòng và cải thiện hành vi xã hội của những người cô đơn – những người thường lên mạng khi họ cảm thấy bị cô lập, lo lắng hay chán nản.

Internet đã cho họ, như David Brooks đã viết trong cho tờ New York Times vào mùa thu năm ngoái, "một ngày đầy những điểm chạm hạnh phúc."

Tuy nhiên, Internet, cuối cùng, lại cô lập và thậm chí phá vỡ luôn các mối quan hệ còn lại của chúng ta. Trong quyển sách nổi tiếng Bowling Alone xuất bản năm 2000, Robert Putnam có viết, rằng sự rạn vỡ trong cộng đồng và xã hội dường như đang trở nên ngày càng tồi tệ. Thông thường, việc đi đến trung tâm giải trí chơi bowling mới được xem là một hành vi hòa nhập xã hội. Tuy nhiên thực tế là thay vì thế, chúng ta chỉ ngồi nhà và "chơi bowling" trực tuyến – cùng một loạt các hành vi "xã hội" giả tạo khác bằng cách online.

Nỗi lòng thế hệ Y: Chúng tôi là một thế hệ luôn thường trực cô đơn dù được bao quanh bởi nhiều người - Ảnh 3.

Một lý do mà Internet khiến con người cô đơn chính là vì chúng ta đang cố gắng thay thế các mối quan hệ thực sự bằng các mối quan hệ qua mạng xã hội. Mặc dù hiện tại ta có thể cảm thấy tốt hơn khi liên kết với người khác, nhưng các kết nối ấy thường chỉ là những kết nối hời hợt và thường kết thúc không vui vẻ. Một nghiên cứu đã kết luận rằng các mối quan hệ xã hội trực tuyến là "không phải là cách thay thế hiệu quả cho các tương tác xã hội thực chất ngoài đời".

Trên thực tế, sự hiện diện của công nghệ có thể cản trở kết nối thực trong đời sống. Việc hai người lạ cầm điện thoại trong tay khi nói chuyện sẽ khiến họ tự đánh giá cuộc trò chuyện của mình là ít ý nghĩa hơn, người đối thoại với họ ít cảm thông hơn và mối quan hệ mới của họ ít thân thiết hơn so với hai người lạ cầm quyển sổ tay.

Việc sử dụng Internet quá mức cũng làm cảm giác cô đơn mạnh mẽ hơn vì nó ngắt kết nối chúng ta khỏi thế giới thực bên ngoài. Nghiên cứu cho thấy những người cô đơn sử dụng Internet để "cảm thấy hoàn toàn thuộc về thế giới online" – một tình trạng chắc chắn sẽ làm hao phí thời gian và năng lượng mà đáng lẽ ra sẽ được dùng cho các hoạt động xã hội và xây dựng những tình bạn tốt hơn.

Nỗi lòng thế hệ Y: Chúng tôi là một thế hệ luôn thường trực cô đơn dù được bao quanh bởi nhiều người - Ảnh 4.

Điều làm cho tình trạng cô lập của chúng ta trầm trọng hơn chính là xu hướng tẩy chay những người bạn cô đơn. 

Một nghiên cứu nổi tiếng năm 1965 phát hiện ra rằng khi những chú khỉ bị giam trong một phòng cách ly gọi là "vực tối khổ đau" và được đưa trở lại chuồng chung sau một tháng, chúng bị những người bạn cũ bỏ rơi và xa lánh. Nghiên cứu của Framingham cũng là một ngụ ý cho việc con người có thể xua đuổi những người cô đơn trong xã hội, thế là "cảm giác bị xã hội cô lập sẽ dẫn tới việc cá nhân tự cảm thấy cô lập một cách khách quan."

Càng bị cô lập, chúng ta càng co mình rúc sâu vào thế giới online, như là một lối thoát ảo cho nỗi cô đơn hiện tại. Điều này đặc biệt đúng đối với thế hệ của tôi, những người đã học cách tự xoa dịu mình bằng công nghệ ngay từ khi còn nhỏ. Điều này càng trở nên chân thực hơn khi chúng ta bắt đầu học làm các nghề tự do và dung các phương tiện khác nhau để được làm việc một mình.

Trong cuốn sách "Con đường theo đuổi sự cô đơn" năm 1970, nhà xã hội học Phillip Slater đã đặt ra "Giả thuyết Toilet" như sau: Chúng ta thường tin rằng những cảm xúc và những thực tế xã hội không mong muốn sẽ "biến mất" nếu chúng ta lờ đi chúng. Nỗi cô đơn "bắt nguồn từ nỗ lực phủ nhận sự phụ thuộc lẫn nhau giữa người với người". Và cho đến nay Internet có lẽ là ví dụ điển hình cho nỗ lực vô ích của chúng ta để xả cảm giác cô đơn ra khỏi người mình.

Thay vào đó, chúng ta đang kẹt cứng trong mớ hỗn độn các liên kết với những nguồn cô độc lây lan.

(Barcodemagazine, tâm lý học ứng dụng) 

Nguồn bài viết : Xổ số miền Bắc hôm quả

Top