Thống kê tập trung

Đề xuất tăng tiền ăn cho học sinh miền núi lên mức 900.000 đồng/tháng

2024-12-21 12:42:16
Tăng mức lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng/tháng từ ngày 1/7/2023
Miễn phí đào tạo, du học sinh Cà Mau tại Đức được hỗ trợ hơn 25 triệu đồng/tháng
Khoản 1 Điều 6 dự thảo đề xuất rõ mức hưởng chính sách đối với trẻ em nhà trẻ, học sinh, học viên đã tăng hơn so với quy định hiện hành tại Điều 5 Nghị định 116/2016/NĐ-CP.

Cụ thể, mỗi học sinh, học viên bán trú được hỗ trợ tiền ăn 900.000 đồng/tháng (được hưởng không quá 9 tháng/năm học). So với hiện tại, mức này tăng 20%.

Ngoài tiền ăn, những học sinh, học viên phải tự túc chỗ ở do nhà trường không thể bố trí chỗ ở trong trường, hoặc do cần có sự hỗ trợ, chăm sóc đặc biệt của người thân (sức khỏe yếu, khuyết tật, nhỏ tuổi) sẽ được hỗ trợ 360.000 đồng/tháng (không quá 9 tháng/năm học).

Mỗi học sinh, học viên cũng được được 15 kg gạo mỗi tháng, được hưởng không quá 9 tháng/năm học.

dự thảo nghị định cũng đề xuất mức hỗ trợ tiền ăn bữa chính, bữa phụ đối với trẻ em tại nhà trẻ bán trú, mỗi tháng 360.000 đồng (không quá 9 tháng/năm học).

Đối với học sinh dân tộc nội trú và học sinh dự bị đại học, trong năm học, các em đạt danh hiệu học sinh xuất sắc sẽ được thưởng 800.000 đồng/học sinh; học sinh giỏi được thưởng 600.000 đồng/học sinh. Ở mỗi cấp học, các em được cấp chăn, màn và các đồ dùng cá nhân khác với mức kinh phí là 1,08 triệu đồng/học sinh.

Mỗi năm học, học sinh cũng được cấp 2 bộ quần áo đồng phục, học phẩm và các dụng cụ học tập với mức kinh phí 1,08 triệu đồng/học sinh.

Ngoài ra, các em nhận tiền tàu xe 2 lần một năm, được hỗ trợ 15 kg gạo/tháng (không quá 9 tháng/năm học). Học sinh năm cuối cấp THPT được hưởng đến tháng thi tốt nghiệp nhưng không quá 10 tháng/năm học.

Như vậy so với quy định hiện hành:

- Mức hỗ trợ gạo được giữ nguyên là mỗi học sinh được hỗ trợ 15kg gạo/tháng. Thời gian hỗ trợ không quá 09 tháng/năm học.

- Mức hỗ trợ tiền ăn: quy định cũ là 40% mức lương cơ sở (hiện lương cơ sở là 1,8 triệu đồng) thì mức hiện hưởng là 450.000 đồng/tháng, đề xuất là 900.000 đồng/tháng, tức là tăng gấp đôi so với hiện hành.

- Mức hỗ trợ tiền nhà ở: Hiện hành, mức hỗ trợ hằng tháng là 10% mức lương cơ sở là bằng 180.000 đồng tháng, thì đề xuất tại dự thảo là 360.000 đồng/tháng, không quá 09 tháng/học sinh.

Như vậy, so với quy định hiện tại nếu như dự thảo được thông qua thì tới đây mức hỗ trợ tiền ăn và tiền nhà ở của học sinh, học viên ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo cũng được cải thiện đáng kể.

Điều 4 của dự thảo nêu rõ điều kiện để học sinh, học viên được hưởng chính sách phải đảm bảo một trong các điều kiện:

1 - Học sinh tiểu học và học sinh trung học cơ sở mà bản thân và bố hoặc mẹ hoặc người giám hộ thường trú tại xã, thôn đặc biệt khó khăn đang học tại trường phổ thông thuộc:

+ Xã khu vực III, khu vực II, khu vực I

+ Xã có thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

+ Các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo

+ Nhà ở xa trường từ 4 km trở lên đối với học sinh tiểu học và từ 7 km trở lên đối với học sinh trung học cơ sở, hoặc địa hình cách trở, giao thông đi lại khó khăn: phải qua biển, hồ, sông, suối; qua đèo, núi cao; qua vùng sạt lở đất, đá;

2 - Học sinh tiểu học và học sinh trung học cơ sở người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo mà bản thân và bố hoặc mẹ hoặc người giám hộ thường trú tại xã khu vực II, khu vực I vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đang học tại trường phổ thông thuộc xã như trường hợp (1)

3 - Học sinh THPT là người dân tộc Kinh thuộc hộ nghèo và người dân tộc thiểu số mà bản thân và bố hoặc mẹ hoặc người giám hộ thường trú tại xã, thôn đặc biệt khó khăn đang học tại các trường trung học, nhà ở xa trường từ 10 km trở lên hoặc địa hình cách trở, giao thông đi lại khó khăn: phải qua biển, hồ, sông, suối; qua đèo, núi cao; qua vùng sạt lở đất, đá;

4 - Học sinh trung học phổ thông người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo mà bản thân và bố hoặc mẹ hoặc người giám hộ thường trú tại xã khu vực II, khu vực I vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đang học tại trường trung học như trường hợp (3)

Đối với học viên trong độ tuổi của học sinh trung học được hưởng chính sách học viên bán trú phải đảm bảo 01 trong các điều kiện:

- Học viên học chương trình giáo dục thường xuyên cấp THCS mà bản thân và bố hoặc mẹ hoặc người giám hộ thường trú tại xã, thôn đặc biệt khó khăn đang học tại cơ sở giáo dục thường xuyên, nhà ở xa nơi học tập từ 7 km trở lên hoặc địa hình cách trở, giao thông đi lại khó khăn: phải qua biển, hồ, sông, suối; qua đèo, núi cao; qua vùng sạt lở đất, đá;

- Học viên người dân tộc Kinh thuộc hộ nghèo và người dân tộc thiểu số học chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông mà bản thân và bố hoặc mẹ hoặc người giám hộ thường trú tại xã, thôn đặc biệt khó khăn đang học tại cơ sở giáo dục thường xuyên, nhà ở xa nơi học tập từ 10 km trở lên hoặc địa hình cách trở, giao thông đi lại khó khăn: phải qua biển, hồ, sông, suối; qua đèo, núi cao; qua vùng sạt lở đất, đá.

Ngoài ra, trẻ em nhà trẻ thuộc các khu vực trên cũng được hỗ trợ tiền ăn bữa chính, bữa phụ: Mỗi trẻ em nhà trẻ được hỗ trợ mỗi tháng là 360.000 đồng và được hưởng không quá 9 tháng/năm học.

Vì sao gói 120.000 tỷ đồng thiếu dự án nhà ở xã hội để cho vay?
Cần có mục riêng cho vùng miền núi, dân tộc thiểu số trong Luật Đất đai
Top