Thống kê tập trung

Sóc Trăng: Thêm những cửa thiền cho Phật tử Nam tông

2024-12-21 12:42:58
Ngắm những ngôi chùa có kiến trúc độc đáo của người Khmer tại Sóc Trăng
Sóc Trăng là tỉnh có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống nhất cả nước, vì thế cũng là nơi lưu giữ những bản sắc văn hóa độc đáo của người Khmer, đặc biệt là kiến trúc tại các ngôi chùa.
Ước mong của giáo viên vùng khó trên hành trình dạy chữ
Chẳng quản nắng, mưa hay đường sá hiểm trở, những giáo viên ở vùng khó Kon Tum vẫn ngày đêm miệt mài trao truyền tri thức.

Những công trình của lòng dân

Ngày 8/6, tại chùa Tà Mơn (ấp Đào Viên, xã Viên Bình, huyện Trần Đề), hàng chục người lao động đang tiến hành dọn dẹp Phước xá cũ. Họ tháo dỡ phần mái, san lấp các hạng mục để chuẩn bị cho công tác làm móng vào tháng 9 tới.

Người lao động đang tiến hành dọn dẹp Phước xá cũ tại chùa Tà Mơn (huyện Trần Đề, Sóc Trăng).

Được biết, Phước xá mới sẽ khởi công xây dựng vào ngày 3/9/2023 tới. Công trình có chiều ngang 19m, chiều dài 34 m, gồm một tầng trệt và một tầng lầu với sân thượng phía trên cùng. Tầng trệt được thiết kế làm hội trường để làm nơi tập trung, tổ chức sự kiện, hội họp chư tăng hoặc tuyên truyền thông tin tới bà con Phật tử. Lầu một sẽ là nơi để tiến hành các nghi lễ Phật giáo Nam tông Khmer. Ban đêm, mùa khô sân thượng cũng sẽ được sử dụng làm nghi lễ cho thoáng mát.

Phước xá cũ ở chùa Tà Mơn đã được xây dựng hơn 20 năm trước, khi đời sống nhân dân còn khó khăn nên nguyên vật liệu xây dựng thô sơ. Phước xá đã xuống cấp nghiêm trọng. Phước xá mới được xây dựng sẽ là nơi tập trung sinh hoạt tôn giáo của bà con địa phương trong thời gian tới.

Theo Thượng tọa Trần Văn Tha – Phó Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Chánh Thư ký Hội đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Sóc Trăng, Trụ trì chùa Tà Mơn: Bên cạnh sự quan tâm của Đảng, Nhà nước tới tôn giáo, đời sống bà con cũng đang từng bước được nâng cao nên, việc xây dựng Phước xá đã nhận được sự đồng thuận của các tín đồ, Phật tử. Dự kiến, Phước xá mới sẽ xây trong thời gian 4 năm, phụ thuộc vào cúng giường của các Phật tử. Hiện nhà chùa đã chuẩn bị đủ kinh phí phần làm móng Phước xá.

Bảo Tháp tại chùa Prey Chóp (xã Lai Hòa, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng).

Nếu Phước xá ở chùa Tà Mơn đang ở giai đoạn chuẩn bị khởi công xây dựng thì Bảo Tháp tại chùa Prey Chóp (xã Lai Hòa, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng) đã được hoàn thiện. Tháp cao 25m, rộng 15m; với 5 tầng thấp và 21 bậc đá. Tháng 4 năm 2023 công trình được khởi công xây dựng và khánh thành mới đây. Được biết, toàn bộ kinh phí gần 3 tỷ đồng xây dựng Bảo Tháp đều được các Phật tử trong bom, sóc đóng góp.

Theo Trụ trì chùa Hòa thượng Thạch Huôn - Chi hội trưởng Hội đoàn kết sư sãi yêu nước thị xã Vĩnh Châu, đây là một trong những công trình đặc biệt mang dấu ấn riêng không giống bất cứ nơi nào. Bảo tháp gìn giữ xá lợi Phật ở tầng cao nhất. Nơi đây có biểu tượng lá bồ đề, tượng Phật, kiến trúc điêu khắc đặc trưng Khmer. Bảo Tháp còn thể hiện tấm lòng hướng Phật, sự đoàn kết của người dân địa phương.

Đến chùa để sống tốt hơn

Theo báo cáo đánh giá kết quả phát triển kinh tế - xã hội sau 30 năm tái lập tỉnh của Ban Dân tộc, UBND tỉnh Sóc Trăng: Tỉnh Sóc Trăng được tái lập từ năm 1992, là tỉnh có đông đồng bào dân tộc thiểu số ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Tại đây, đồng bào Khmer sống tập trung nhiều nhất ở thị xã Vĩnh Châu (chiếm 52,35%), huyện Châu Thành (chiếm 48,57%), huyện Trần Đề (chiếm 46,49%), huyện Mỹ Xuyên (chiếm 34,23%) và huyện Thạnh Trị (chiếm 31,5%).

Đồng bào Khmer theo Phật giáo Nam tông Khmer (trên 99% đồng bào dân tộc Khmer theo đạo), toàn tỉnh có 92 chùa Phật giáo Nam tông Khmer, 38 salatel, có 01 Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước cấp tỉnh và 09 Chi hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước cấp huyện. Đồng bào các dân tộc thiểu số Sóc Trăng sống đan xen, đoàn kết, gắn bó; tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Cận cảnh Bảo Tháp tại chùa Prey Chóp (xã Lai Hòa, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng).

Những năm qua, hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng tại các ấp, xã, huyện trong toàn tỉnh luôn được quan tâm, chăm sóc. Các nhà chùa luôn tích cực cùng Mặt trận tổ quốc và các ban, ngành, đoàn thể địa phương tuyên truyền, vận động nhân dân, cũng như các phật tử thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương, sống tốt đời, đẹp đạo.

Các chùa cũng đồng hành cùng Nhà nước thông tin, tuyên truyền về tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh, phổ biến các chủ trương, chính sách mới về dân tộc, tôn giáo đến đồng bào phật tử, người dân trên địa bàn. Phát huy tinh thần tương thân, tương ái, tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, góp phần xây dựng quê hương ngày thêm giàu đẹp.

Ra mắt sách trắng "Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam"
Sáng 9/3, Cục Thông tin đối ngoại, Bộ Thông tin và Truyền thông, Ban Tôn giáo Chính phủ đã ra mắt Sách trắng “Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam”.
Ngắm những ngôi chùa có kiến trúc độc đáo của người Khmer tại Sóc Trăng
Sóc Trăng là tỉnh có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống nhất cả nước, vì thế cũng là nơi lưu giữ những bản sắc văn hóa độc đáo của người Khmer, đặc biệt là kiến trúc tại các ngôi chùa.

Top