Đại học quốc gia Hà Nội có 6 lĩnh vực góp mặt trong bảng xếp hạng thế giới |
Thể thao thành tích cao được "phổ cập" trong trường đại học |
Dự án được triển khai tại 20 trường Trung học cơ sở trên địa bàn quận Hà Đông, huyện Ba Vì, Hà Nội (Ảnh: Plan International Việt Nam). |
Dự án “Không gian thể thao an toàn, thân thiện và bình đẳng trong các trường học tại Hà Nội” được thực hiện trong hơn 3 năm từ 2019-2022 với mục tiêu thúc đẩy các không gian thể thao dễ tiếp cận, an toàn, thân thiện và bình đẳng giới trong trường học nhằm tạo cơhội bình đẳng cho các em gái tham gia như các em trai, và thay đổi quan niệm xã hội về khảnăng của các em gái trong việc tham gia thể thao và phát triển ngang bằng như các em trai.
Tại hội thảo tổng kết, Tổ chức Plan International Việt Nam và các đối tác đã nhìn nhận lại quá trình triển khai dự án, các kết quả đạt được, cũng như các bài học kinh nghiệm. Theo chia sẻ của các đối tác, dự án đã mang đến một cách làm mới, rất phù hợp bằng cách khuyến khích tham gia luyện tập thể thao tại trường học, kết hợp với giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng thúc đẩy an toàn, bình đẳng trong lĩnh vực thể thao. Từ đó, lan tỏa thông điệp về an toàn – bình đẳng trong các lĩnh vực khác của trường học và cộng đồng.
Quang cảnh hội thảo (Ảnh: Plan International Việt Nam). |
Phát biểu tại sự kiện, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Ba Vì, ông Phùng Ngọc Oanh cho biết: “Dự án Không gian thể thao an toàn, thân thiện và bình đẳng trong các trường học tại Hà Nội do Plan International tài trợ là một dự án tuyệt vời. Dự án đã đánh trúng nhu cầu, mong đợi của các em học sinh, của ngành giáo dục do vậy dự án đã nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ của các em học sinh, cha mẹ thầy cô giáo, sự tham gia tích cực lãnh đạo nhà trường. Phòng giáo dục rất ghi nhận những kết quả đạt được và sự thay đổi tích cực mà dự án mang lại sau hơn 3 năm triển khai. Những nụ cười, sự tự tin của các em học sinh, đặc biệt là các em học sinh nữ trong các phần thi kiến thức và thi đấu thể thao mà tôi được chứng kiến các sự kiện của dự án là những bằng chứng rõ nét nhất. Phòng giáo dục Ba Vì cam kết tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Plan International Việt Nam và đối tác liên quan để triển khai nhân rộng mô hình này đến các trường trên địa bàn huyện”.
Sau hơn 3 năm thực hiện, với các hoạt động bồi dưỡng năng lực chuyên môn, phương pháp tổ chức cho cán bộ quản lý và giáo viên để tổ chức các hoạt động. Hàng trăm trận bóng đá giao hữu được tổ chức giúp kết nối, chia sẻ giữa học sinh nam, học sinh nữ, cha mẹ và thầy cô, giữa gia đình và nhà trường để thể thao mang lại tiếng cười sảng khoái sau những giờ học tập, làm việc căng thẳng, với phương châm “đếm nụ cười, không đếm bàn thắng”. Hàng nghìn buổi sinh hoạt của 20 Câu lạc bộ Thủ lĩnh của sự thay đổi để giúp các em gái, các em trai có thêm các kỹ năng chơi thể thao, rèn luyện sức khỏe, cũng như trang bị các kỹ năng sống để các em trở thành những người truyền lửa, lan tỏa các thông điệp về an toàn, thân thiện và bình đẳng tới các bạn học sinh trong toàn trường, tới cha mẹ, thầy cô và tới cộng đồng. Song song với đó, hơn 220 ngày hội thể thao vui, sự kiện truyền thông cấp trường đã được tổ chức để lan tỏa các thông điệp về an toàn, thân thiện và bình đẳng tới 31.000 học sinh nam nữ trên địa bàn huyện Ba Vì và quận Hà Đông.
Bức thư gửi tôi trong tương lai của bạn Hà An lớp 8D (Ảnh: Plan International Việt Nam). |
Dự án đã huy động sự tham gia của hơn 35.000 cha mẹ học sinh thông qua ngày hội thể thao vui, các trận giao hữu bóng đã, các buổi nói chuyện tại cuộc họp phụ huynh trong năm học. Thông qua các hoạt động này, cha mẹ đã có nhận thức tốt hơn và thay đổi quan niệm bất bình đẳng trong tham gia thể thao đối với con gái, đối với học sinh yếu thế, giúp cha mẹ đồng hành cùng với con trong việc thúc đẩy an toàn, bình đẳng trong trường học và trong cộng đồng.
“Tham gia dự án con được đá bóng, môn thể thao vua mà con yêu thích. Với con, đá bóng trước đây chỉ là một thứ thật xa vời và không ngờ dự án Plan đã đem lại cho con và các bạn nữ thực hiện niềm đam mê ấy, biến ước mơ của chúng con thành hiện thực. Con được học các bài tập kĩ thuật về bóng được học kĩ năng sống, được giao tiếp với các bạn trai cùng tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động ngoài trời để được sống trong một không gian thể thao, an toàn, thân thiện, bình đẳng, với các bạn.” – Em L, học sinh của Ba Vì chia sẻ.
Với những kết quả tích cực đã đạt được, hội thảo tổng kết dự án là điểm khởi đầu để tiếp tục lan tỏa cách làm, lan tỏa thông điệp về an toàn, bình đẳng tới tất cả trẻ em trên lãnh thổ Việt Nam, giúp các em phát huy những tiềm năng vốn có của mình, được sống, học tập và rèn luyện trong một môi trường an toàn, bình đẳng.
Bình đẳng giới và nâng cao vị thế cho phụ nữ và trẻ em gái dân tộc thiểu số tại Quảng Trị |
Ngày hội thể thao vui và truyền thông bình đẳng giới, sức khỏe sinh sản |