Liên minh châu Âu đạt thỏa thuận về tiếp nhận người di cư

2025-01-17 19:21:33
Kế hoạch giải quyết khủng hoảng di cư ở châu Âu
Cuộc khủng hoảng kinh tế cùng làn sóng bất ổn chính trị lan rộng ở châu Phi khiến số người di cư sang các nước Liên minh châu Âu (EU) gia tăng. Đây là thách thức lớn, cần một cách ứng phó chung của toàn khối.
Italy giải cứu 177 người di cư và thủy thủ đoàn trong vụ cháy phà
Ngày 30/9, Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Italy thông báo đã giải cứu thành công 177 người mặc kẹt trong một chiếc phà đang bốc cháy trên biển.

Tây Ban Nha - Quốc gia đảm nhận cương vị Chủ tịch luân phiên Liên minh châu Âu (EU) - cho biết, các nước thành viên EU đã đạt được thỏa thuận về vấn đề người di cư và tị nạn. Đây là lần đầu tiên sau 3 năm đàm phán, 27 nước tìm được tiếng nói chung trong vấn đề này.

Một cuộc họp của Liên minh châu Âu

Thỏa thuận về cơ chế chia sẻ người di cư do Tây Ban Nha đề xuất có tên Hiệp định về di cư và tị nạn mới của EU. Thỏa thuận này sẽ tạo cơ sở cho các cuộc đàm phán giữa các quốc gia thành viên và Nghị viện châu Âu, về việc cung cấp cho các quốc gia những lựa chọn để điều chỉnh các quy định về tị nạn và di cư trong thời kỳ khủng hoảng.

Hiệp định này sẽ giúp giảm bớt gánh nặng đối với các quốc gia nằm ở tuyến đầu như Italy và Hy Lạp bằng cách chuyển một số người tị nạn sang các quốc gia EU khác.

EU cho phép các nước không tiếp nhận người tị nạn, người di cư nếu không muốn, thay vào đó sẽ hỗ trợ nhân sự, tài chính và trang thiết bị cho những nước tiếp nhận.

Đồng thời, EU cũng sẽ đẩy nhanh việc phê duyệt đơn xin tị nạn để người di cư không đáp ứng tiêu chuẩn phải hồi hương hoặc quay lại điểm trung chuyển.

Bên cạnh đó, EU cũng kéo dài thời gian tối đa lưu giữ người di cư tại các trung tâm ở cửa khẩu so với mức 12 tuần hiện nay.

Sau khi đạt được sự đồng thuận, Hiệp ước về di cư và tị nạn sẽ được chuyển đến Nghị viện châu Âu để đánh giá và xem xét. Hiện, Ủy ban châu Âu hy vọng Hiệp ước này sẽ được thông qua trước cuộc bầu cử châu Âu vào tháng 6/2024.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen cho biết: “Đây là một công cụ thay đổi cuộc chơi thực sự cho phép chúng tôi thúc đẩy các cuộc đàm phán”.

Còn Bộ trưởng di cư Thụy Điển Maria Malmer Stenergard nói: “Tôi rất vui vì các quốc gia thành viên đã đồng ý về quy định xử lý khủng hoảng. Đây là một phần quan trọng của hiệp ước di cư và tị nạn. Bây giờ chúng ta có thể tiếp tục các cuộc đàm phán giữa Hội đồng, Ủy ban và Nghị viện châu Âu. Điều quan trọng là phải đạt được hiệp ước này để đảm bảo trật tự ở biên giới bên ngoài của EU và giảm lượng người di cư đổ về châu Âu”.

Những người di cư trên tàu cảnh sát biển sau khi được cứu gần đảo Lampedusa, Italy

Trong những ngày qua, châu Âu đang rơi vào cuộc khủng hoảng di cư trầm trọng. Hàng trăm nghìn người từ Trung Đông, Bắc Phi, Tây Balkan tràn về bờ biển Italy, Hy Lạp để từ đó di chuyển đến các nước châu Âu khác. Đây không phải là lần đầu tiên châu Âu rơi vào tình trạng khủng hoảng di cư. Nó trầm trọng đến mức nhiều nước đều không thể đủ điều kiện tối thiểu cho cuộc sống của người tị nạn.

Từ đầu năm đến nay, hơn 224.000 người tị nạn đã tới châu Âu, hơn 2.500 người đã thiệt mạng khi chưa thể đặt chân đến nơi họ mơ ước. Châu Âu quá tải và đau đầu khi chưa tìm được hướng giải quyết. Cuộc khủng hoảng di cư 2015 lại đang quay trở lại.

Ngày 3/10, 280 người di cư đã cập bến quần đảo Canary của Tây Ban Nha sau khi chiếc thuyền chở họ vượt qua một trong số tuyến đường di cư nguy hiểm nhất trên Đại Tây Dương. Đây là lần đầu tiên một chiếc thuyền chở số lượng người di cư lớn như vậy cập bến quần đảo này.

Theo Bộ Nội vụ Tây Ban Nha, trong 9 tháng đầu năm nay, quần đảo Canary đã tiếp nhận gần 15.000 người di cư, tăng 19,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuyến đường di cư tới quần đảo này trở nên phổ biến hơn những năm gần đây, trong bối cảnh các tuyến đường khác qua Địa Trung Hải bị siết chặt kiểm soát.

Theo tổ chức Caminando Fronteras của Tây Ban Nha, số nạn nhân mất tích hay thiệt mạng trên tuyến này có thể lên đến gần 780 người trong nửa đầu năm nay.

Liên minh châu Âu quyết tâm trong sạch hóa mạng xã hội
Đạo luật Dịch vụ Kỹ thuật số (DSA) là một quy tắc tự nguyện giữa Liên minh châu Âu (EU) và khoảng 30 nền tảng mạng xã hội. Với các quy định nghiêm ngặt về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và ngăn chặn thông tin sai lệch, DSA được kỳ vọng sẽ góp phần giúp EU làm sạch mạng xã hội.
Liên minh châu Âu thúc đẩy nguồn năng lượng tái tạo
Liên minh châu Âu (EU) đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh bằng cách thúc đẩy sử dụng nguồn năng lượng tái tạo, thực hiện cam kết đi đầu trong nỗ lực chống biến đổi khí hậu toàn cầu.

Nguồn bài viết : Tin tức bóng đá châu âu

Top