Từ bóng đá nhìn sang nông nghiệp: Để Việt Nam vô địch trên sân chơi nông nghiệp

2025-01-17 11:30:51

(Thethaovanhoa.vn)- Giành chiến thắng 1-0 trong trận chung kết AFF Cup 2018 lượt về trên sân nhà, các chàng trai vàng của ĐTQG đã thi đấu thành công và giương cao chiếc cup vô địch trên “chảo lửa” Mỹ Đình.

Những 'điểm sáng' nông thôn mới: 33% hợp tác xã nông nghiệp hoạt động hiệu quả

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cả nước hiện có 33% hợp tác xã nông nghiệp hoạt động hiệu quả, tập trung chủ yếu ở lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.

Ở một lĩnh vực khác, dù không “chiếm sóng” trên truyền thông nhưng đóng vai trò quan trọng, giúp những người yêu bóng đá dễ dàng theo dõi và ủng hộ đội tuyển Việt Nam trong suốt hành trình AFF Cup 2018, công ty Lavifood đã tài trợ bản quyền truyền hình giải đấu, mang giải đấu đến gần hơn với tất cả mọi người, nhất là những người nông dân – yêu bóng đá cuồng nhiệt và thường theo dõi qua màn ảnh TV.

Không chỉ tài trợ bản quyền phát sóng, Lavifood còn tài trợ 5 tỷ để hỗ trợ phát triển thể thao Việt Nam

Ngoài tài trợ bản quyền phát sóng, công ty chuyên về chế biến xuất khẩu nông sản này còn chi hơn 5 tỷ đồng để hỗ trợ cho sự phát triển bền vững của thể thao Việt Nam.

Phát triển bền vững có lẽ là một trong những gía trị cốt lõi mà công ty này đang theo đuổi, bởi không chỉ thể thao, Lavifood cũng đang thực hiện những chiến lược bền vững, dài hơi nhằm cải thiện đời sống của hàng chục triệu người nông dân Việt Nam, góp phần nâng cao giá trị nông sản nước nhà trên thị trường quốc tế. Đây là một trong những doanh nghiệp tiêu biểu đang phấn đầu từng ngày giải quyết “đơn đặt hàng” của thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Việt Nam sẽ đứng vào top 15 nước có ngành nông nghiệp phát triển nhất thế giới, trong đó ngành chế biến nông sản đứng vào top 10 thế giới.

Đồng hành cùng người nông dân trong sản xuất

Mỗi năm, Việt Nam thu hoạch hơn 22 triệu tấn rau củ, trái cây nhưng chỉ có 9% được chế biến. Số còn lại đều được bán tươi, số ít cho xuất khẩu, còn lại cho thương lái với giá thấp, thậm chí là đổ bỏ hoặc làm thức ăn cho gia súc.

Để giải quyết tình trạng này, Lavifood đã đầu tư xây dựng các nhà máy có công nghệ hiện đại, công suất rất lớn như nhà máy Lavifood (Long An) có thể cung ứng hơn 10.000 tấn thành phẩm ra thị trường mỗi năm hay nhà máy Tanifood (Tây Ninh) sẽ đi vào hoạt động vào cuối năm 2018 với công suất dự kiến lên đến 60.000 tấn thành phẩm/năm. Khi đó Lavifood sẽ “thu mua hết tất cả các loại trái cây. Trái cây loại 1 sẽ làm hàng xuất khẩu tươi, loại 2, 3, 4 làm đông lạnh, sấy, cô đặc, nước ép. Nhà máy sẽ giúp nâng cao giá trị nông sản và góp phần cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập cho người nông dân”, ông Lee Yong Kyun, Tổng giám đốc điều hành công ty Lavifood chia sẻ.

Đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu chất lượng cao

Phát triển vùng trồng để có sản phẩm “sạch”, từ nguyên liệu đến thành phẩm

Hiện nay, các nhà nhập khẩu trên thế giới có những đòi hỏi rất cao về chất lượng và các tiêu chí an toàn vệ sinh thực phẩm, kiểm dịch thực vật, an toàn thực phẩm. Để đáp ứng được những yêu cầu này, nông dân Việt Nam cần thay đổi tư duy sản xuất, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng trọt, kiểm soát chặt chẽ, bài bản quy trình sản xuất.

Để làm được điều đó, Lavifood đã xây dựng chuỗi giá trị nông sản liên kết 6 nhà: Nhà nông - Nhà nước - Nhà đầu tư - Nhà băng - Nhà khoa học - Nhà phân phối, tạo nên sự liên kết chặt chẽ từ việc nghiên cứu, cung cấp giống cây trồng, phân bón, đào tạo kỹ thuật canh tác, hỗ trợ tài chính, cho đến chế biến ứng dụng công nghệ cao. Chuỗi giá trị khép kín này sẽ giúp Lavifood tạo nên những sản phẩm "sạch", an toàn từ nguyên liệu đến thành phẩm, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

Công nghệ chế biến hiện đại

Nhà máy của Lavifood có công nghệ hiện đại hàng đầu thế giới

Những hạn chế trong công nghệ chế biến đã làm nông nghiệp Việt Nam bị giảm khả năng cạnh tranh với các nước khác. Để khắc phục điều đó, Lavifood đã đầu tư mạnh cho công nghệ chế biến, quy trình quản lý nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng được yêu cầu của thị trường thế giới.

Toàn bộ dây chuyền từ các nhà máy của Lavifood đều nhập khẩu từ Châu Âu, Mỹ, Nhật… với công nghệ hàng đầu thế giới. Lavifood là nhà máy đầu tiên tại Việt Nam sử dụng công nghệ xử lý bằng áp suất cao (HPP) trong sản xuất nước trái cây tươi để giữ nguyên vẹn độ tươi ngon và dinh dưỡng, kéo dài thời hạn sử dung, nâng cao giá trị, độ an toàn của sản phẩm,… Lavifood cũng là công ty đầu tiên tại Đông Nam Á có nhà máy đạt chuẩn LEED-Silver do US Green Building Council (USGBC) cấp dựa trên những tiêu chí thân thiện với môi trường.

  • Xu hướng tiêu dùng sản phẩm nông nghiệp hữu cơ
  • Những thành công đầu tiên về ứng dụng nano vào nông nghiệp

Sản phẩm an toàn, tốt cho sức khỏe

Nguyên liệu tốt, công nghệ hiện đại, nhân công lành nghề đã giúp Lavifood sản xuất ra những sản phẩm an toàn, tốt cho sức khỏe, đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng thế giới. Lavifood không dừng lại ở khái niệm "ready to cook" (sẵn sàng để nấu), mà còn tiến tới giai đoạn cao hơn nữa là "ready to eat" (sẵn sàng để ăn). Sản phẩm trái cây của Lavifood chỉ cần bóc bao bì ra ăn, sạch sẽ và ngon lành mà không có chút hóa chất nào.

Công ty Cổ phần Lavifood là đơn vị tài trợ bản quyền phát sóng giải đấu AFF Suzuki Cup 2018. Công ty được thành lập năm 2014 với nhà máy đầu tiên đặt tại Khu Công nghiệp Phú An Thạnh, huyện Bến Lức, tỉnh Long An. Sản phẩm chủ lực của Công ty là rau củ quả nhiệt đới đông lạnh như xoài, khóm, chanh dây, thanh long,... được xuất đi 7 quốc gia, trong đó có Mỹ. Nhà máy Tanifood do Công ty TNHH Tanifood, thành viên của Lavifood làm chủ đầu tư, xây dựng trên khu đất có diện tích gần 15ha với tổng số vốn đầu tư gần 1.800tỷ đồng tại huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh.

PTTT

Nguồn bài viết : FTG Game Bài 3d

Top