Buổi sáng, Quốc hội đã nghe Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trình bày Tờ trình về việc đề nghị Quốc hội phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cùng các văn kiện liên quan.
Buổi sáng, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng điều hành.
Quốc hội đã nghe Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trình bày Tờ trình về việc đề nghị Quốc hội phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cùng các văn kiện liên quan. Tờ trình của Chủ tịch nước nêu rõ: Việc tham gia và sớm phê chuẩn Hiệp định CPTPP giúp Việt Nam thể hiện cam kết mạnh mẽ đối với đổi mới và hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng; khẳng định vai trò và vị thế địa - chính trị quan trọng của Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á cũng như châu Á - Thái Bình Dương, thực sự nâng cao vị thế của nước ta trong khối ASEAN, trong khu vực cũng như trên trường quốc tế. Đặc biệt, trong bối cảnh tình hình chính trị - an ninh thế giới và khu vực đang thay đổi nhanh chóng, diễn biến phức tạp, khó lường, tham gia CPTPP vừa giúp Việt Nam có điều kiện nâng cao nội lực để ứng phó, vừa giúp củng cố vị thế để thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa đi đôi với củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh.
Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Báo cáo thuyết minh Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cùng các văn kiện liên quan. Đánh giá tác động của Hiệp định CPTPP và các văn kiện liên quan đến Việt Nam, báo cáo thuyết minh của Chính phủ nêu rõ: Về chính trị, an ninh quốc gia và chiến lược đối ngoại, các nước thành viên CPTPP đều khẳng định tôn trọng thể chế chính trị và an ninh quốc gia, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
Tham gia CPTPP với tư cách là một trong những thành viên đầu tiên sẽ thể hiện mạnh mẽ chủ trương chủ động hội nhập quốc tế của Đảng, Nhà nước ta, khẳng định vai trò và vị thế địa - chính trị quan trọng của Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á cũng như châu Á - Thái Bình Dương, thực sự nâng cao vị thế của nước ta trong khối ASEAN, trong khu vực cũng như trên trường quốc tế. Báo cáo thuyết minh cũng chỉ ra các thách thức về kinh tế; thách thức về hoàn thiện khuôn khổ pháp luật, thể chế; thách thức về xã hội; thách thức về thu ngân sách; thách thức trong lĩnh vực lao động; thách thức trong lĩnh vực an toàn, an ninh thông tin của nước ta khi gia nhập Hiệp định CPTPP.
Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu trình bày Báo cáo thẩm tra về việc phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cùng các văn kiện liên quan.
Sau đó, Quốc hội thảo luận ở tổ về việc phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cùng các văn kiện liên quan. Hầu hết các đại biểu đều tán thành với sự cần thiết phê chuẩn Hiệp định CPTPP và cho rằng đây là Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới chất lượng cao, khá toàn diện với mức độ cam kết sâu nhất từ trước tới nay. Quá trình đàm phán và ký kết Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) trước đây cũng như CPTPP được chuẩn bị kỹ lưỡng qua nhiều năm. Tuy nhiên, cũng có ý kiến còn băn khoăn, bởi việc tham gia Hiệp định mang lại nhiều cơ hội nhưng chênh lệch trình độ phát triển kinh tế nước ta với các nước thành viên của Hiệp định còn khá lớn. Đây sẽ chính là những thách thức đối với các lĩnh vực thương mại, dịch vụ, đầu tư, nông nghiệp, thu ngân sách, sở hữu trí tuệ, lao động, an toàn thông tin... Từ đó, một số đại biểu Quốc hội kiến nghị Chính phủ cần có các giải pháp tổng thể nhằm tận dụng cơ hội, lợi thế của Việt Nam, kịp thời ứng phó với các tác động tiêu cực có thể phát sinh khi Hiệp định có hiệu lực. Ngoài ra, một số đại biểu bày tỏ sự quan tâm đến việc xây dựng và triển khai Kế hoạch thực hiện CPTPP đảm bảo phân công, xác định rõ trách nhiệm và tiến độ hoàn thiện theo quy định tại khoản 4 Điều 76, Luật Điều ước quốc tế và cần tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến nội dung của Hiệp định nhất là những cơ hội, thách thức có thể đặt ra trong quá trình thực hiện Hiệp định.
Buổi chiều, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển điều hành.
Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung các luật có quy định liên quan đến quy hoạch. Trong quá trình thảo luận, đã có 18 đại biểu Quốc hội phát biểu ý kiến và 1 đại biểu phát biểu tranh luận.
Một số đại biểu Quốc hội thể hiện ý kiến đồng tình với Tờ trình của Chính phủ cho rằng cần lập quy hoạch xây dựng tỉnh tách biệt với quy hoạch tỉnh do quy hoạch này đã được lập ổn định trong nhiều năm và có tác dụng trong việc quản lý các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến cho rằng cần tích hợp quy hoạch xây dựng tỉnh vào quy hoạch tỉnh do hai quy hoạch này có nhiều điểm trùng nhau về nội dung, phạm vi và mức độ chi tiết. Đồng thời, việc tích hợp này cũng bảo đảm tuân thủ mục tiêu khi xây dựng Luật Quy hoạch.
Một số đại biểu đại biểu Quốc hội đóng góp ý kiến vào phương án sử dụng đất cấp tỉnh trong quy hoạch tỉnh. Theo đó đa số ý kiến đề nghị không quy định phương án này trong dự thảo luật bởi vì trong quy hoạch tỉnh đã có nội dung này.
Một số ý kiến đề nghị Dự thảo luật cần quy định cụ thể, chặt chẽ hơn đối với việc điều chỉnh quy hoạch, nhất là đối với việc điều chỉnh quy hoạch cục bộ, tránh việc lạm dụng, phá vỡ quy hoạch, phục vụ cho các lợi ích nhóm, mang tính chất cục bộ.
Sau đó, Quốc hội đã nghe Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng thay mặt cơ quan trình báo cáo, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu. Phát biểu kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đề nghị Chính phủ tiếp thu, giải trình, làm rõ thêm các ý kiến của các đại biểu Quốc hội, đặc biệt là về các nội dung còn có nhiều ý kiến khác nhau liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng và của Luật Đất đai.
Thứ bảy, ngày 3/11/2018, các cơ quan của Quốc hội làm việc theo chương trình riêng.
Thứ hai, ngày 5/11/2018, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường. Buổi sáng, Quốc hội nghe báo cáo tổng kết thực hiện thí điểm cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam. Sau đó, Quốc hội thảo luận về việc phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cùng các văn kiện liên quan; việc kéo dài thời hạn thực hiện Nghị quyết số 30/2016/QH14 về thực hiện thí điểm cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam. Buổi chiều, Quốc hội thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Cảnh sát biển Việt Nam.
Nguồn bài viết : Đá gà Thomo