Việt Nam - Hàn Quốc: Đẩy mạnh hợp tác lao động, văn hoá, giao lưu nhân dân |
Nghệ An và Hoa Kỳ tăng cường hợp tác lao động, đầu tư và thương mại |
Tại buổi trao đổi, hai bên đã chia sẻ về những song phương trong lĩnh vực lao động và xã hội thông qua các chương trình, dự án nâng cao năng lực thực hiện pháp luật lao động, thúc đẩy quan hệ lao động hài hòa, nâng cao năng lực hòa giải; phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em và phòng chống mua bán người.
Hợp tác trong lĩnh vực lao động và xã hội giữa Việt Nam với Hoa Kỳ được thực hiện thông qua khuôn khổ hợp tác đa phương như APEC, ASEAN và hợp tác với các tổ chức phi chính phủ. Tính từ năm 2000 đến nay, Bộ Lao động Hoa Kỳ đã hỗ trợ 50 triệu USD để Việt Nam thực hiện các dự án hỗ trợ kỹ thuật về thị trường lao động và an sinh xã hội. Đặc biệt là trong việc phòng chống xâm hại và giảm thiểu lao động trẻ em, các dự án tẩy rửa chất độc dioxin còn tồn đọng tại Biên Hòa, Đà Nẵng…
Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung (bên phải) chia sẻ kết quả hợp tác song phương trong lĩnh vực lao động và xã hội (Ảnh: Minh Trần). |
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, cho biết: Về lao động, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Việt Nam và Bộ Lao động Hoa Kỳ đã ký Bản ghi nhớ thiết lập cơ chế đối thoại lao động thường niên năm 2000. Đến nay, hai bên đã tổ chức được 15 phiên đối thoại. Nhân chuyến thăm của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sang Hoa Kỳ vào tháng 5 vừa qua, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Lao động Hoa Kỳ đã thống nhất tiếp tục thực hiện cơ chế đối thoại này. Theo đó, hai bên dự kiến sẽ tổ chức Đối thoại lao động tại Hà Nội vào giữa tháng 11 tới đây.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang thực hiện xây dựng khuôn khổ Quan hệ Lao động mới đảm bảo tôn trọng Tuyên bố của ILO về những Nguyên tắc và Quyền cơ bản trong Lao động, giai đoạn 2018-2023; tập trung vào các hoạt động nâng cao nhận thức, năng lực phòng ngừa lao động trẻ em và một số hoạt động can thiệp thí điểm; phê chuẩn 7/8 công ước cơ bản của ILO, gần nhất là Công ước số 98 về Quyền Tổ chức và Thương lượng Tập thể, Công ước số 105 về xóa bỏ lao động cưỡng bức.
Đối với lĩnh vực phòng chống mua bán người, tính từ năm 2021, thông qua sự hỗ trợ của Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID), Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã phối hợp với Tổ chức sức khỏe gia đình (FHI) tổ chức nhiều hoạt động, như: Rà soát, đánh giá tác động các chính sách hỗ trợ nạn nhân bị mua bán; xây dựng các khuyến nghị sửa đổi, bổ sung Luật phòng, chống, mua bán người; xây dựng quy chế phối hợp trong công tác tiếp nhận, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán. Ký kết quy chế phối hợp giữa Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng; xây dựng bộ tài liệu tập huấn kiến thức, kỹ năng về tiếp nhận và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán và tập huấn thí điểm bộ tài liệu này.
Tại buổi trao đổi, Đại sứ Hoa Kỳ Marc E. Knapper ghi nhận những thành tựu trong công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 mà Việt Nam đã thực hiện. Đồng thời, đánh giá cao kết quả tuyệt vời của Việt Nam trong quá trình phục hồi kinh tế sau đại dịch như kiểm soát tốt tỷ lệ lạm phát, duy trì vai trò của Việt Nam trong chuỗi cung ứng sản phẩm.
Đại sứ Marc E. Knapper cho biết: thông qua những thách thức từ đại dịch, chúng tôi đã thấy rất rõ sự phối hợp giữa Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp để đảm bảo đầy đủ quyền lợi cho người lao động như sinh kế, thu nhập, việc làm.
Thời gian tới, Hoa Kỳ sẽ tiếp tục hợp tác với Việt Nam trong việc xử lý các vấn đề còn tồn đọng sau chiến tranh như: tìm kiếm cựu binh Hoa Kỳ thất lạc trong chiến tranh, giúp đỡ người Việt Nam mất tích do chiến tranh; rà phá bom mìn chưa kích nổ, giải quyết hậu quả chất độc màu da cam (Dioxin)…
“Hoa Kỳ coi đây là một trong nhiều lĩnh vực đóng vai trò nền tảng cho mối quan hệ song phương và là nghĩa vụ, lời cam kết mà chúng tôi cần phải hoàn thành. Cuối tháng 10 này, Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Patrick Leahy sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu Quốc hội Hoa kỳ đến thăm Việt Nam. Mục đích của chuyến đi là truyền đi một thông điệp về cam kết của Hoa Kỳ đối với việc giải quyết các vấn đề còn tồn tại trong chiến tranh, đặc biệt là việc triển khai các dự án khắc phục hậu quả chiến tranh mà hai bên đang thực hiện” - Đại sứ Marc E. Knapper nhấn mạnh. |
Hàn Quốc có nhu cầu tuyển lao động ngành đóng tàu Việt Nam |
Lao động Việt ưa chuộng thị trường Nhật |