Chim bồ câu là hình ảnh chính trong logo kỷ niệm 25 năm quan hệ Việt - Mỹ |
Chiều cuối năm ở nghĩa trang Đường 9: Chim bồ câu và thông điệp hòa bình |
Cho tới nay, Picasso đã để lại sưu tập đồ sộ gồm 1.800 bức tranh sơn dầu, 3 vạn bản tranh, 7.000 bức ký họa phác thảo. Nhiều bức tranh của ông được thể hiện trên chất liệu gốm và có khá nhiều tác phẩm khó hiểu. Bộ sưu tập của ông còn gồm hàng chục bức tranh về chim bồ câu. Picasso đã gửi những cảm xúc vào từng bức vẽ vì ông “đứng về phía hòa bình”.
Với Picasso, những bức tranh chim bồ câu chính là bản tự sự về cuộc đời và những cảm xúc về hòa bình. Những cảm xúc của ông đã được nhân loại yêu hòa bình cảm nhận và loài chim bồ câu hiền lành, đáng yêu đã trở thành biểu tượng của hòa bình của khát vọng hòa bình.
Danh hoạ Picasso (Ảnh: Internet). |
Là con của một họa sĩ, tuổi thơ của Picasso gắn liền với giá vẽ và cành cọ và cả những bức vẽ về chim bồ câu của cha mình. Năm mới 9 tuổi, Picasso đã vẽ bức tranh con chim bồ câu và mang đến trường được thấy giáo, bạn bè ngưỡng mộ.
Tháng 6/1901, chàng thanh niên Picasso 20 tuổi đã đến Paris (Pháp) để triển lãm tranh cùng một người bạn. Trong phòng tranh, bức tranh sơn dầu: em bé và chim bồ câu Child with a Dove (tiếng Pháp: L'enfant au pigeon) của ông lần đầu tiên được trưng bày.
Báo chí lúc đó đã mô tả bức tranh “Đứa trẻ ôm chim bồ câu - Đứa trẻ với chim bồ câu” hay “Cô gái với chim bồ câu” là một hiện tượng và làm cho cuộc triển lãm thành công. Danh tiếng của Picasso với tư cách là một nghệ sĩ bắt đầu lan rộng và sau đó nổi lên khá nhanh.
Bức tranh “Đứa trẻ ôm chim bồ câu" của Picasso (Ảnh: Internet) |
Bức tranh “Cô gái với chim bồ câu” mô tả một cô gái với mái tóc ngắn màu nâu nhạt, mặc áo choàng trắng với thắt lưng màu xanh lam buộc ngang lưng, đứng ôm con chim bồ câu trắng, bên cạnh một quả bóng có các đoạn màu sáng như bánh xe màu trên nền vẽ phẳng, như một bầu trời xanh mênh mang và cỏ xanh… thể hiện sự hồn nhiên của tuổi thơ .
Sự lan tỏa của bức tranh đã tạo nên bước ngoặt của cuộc đời danh họa và đưa ông trở thành một họa sĩ nổi tiếng. Hiện nay, bức tranh này đang được đặt tại một bảo tàng nghệ thuật tại Real Madred (Tây Ban Nha). Năm 2013, bức tranh được đấu giá 50 triệu bảng.
Picasso tiếp tục vẽ nhiều bức tranh chim bồ câu. Theo các nhà phân tích, thái độ của ông đối với chiến tranh lúc đầu là trung gian, không phê phán bên nào ngay cả khi nguy cơ chiến tranh thế giới lần thứ 2 bùng nổ, Chủ nghĩa phát xít xuất hiện ở Tây Âu và khi nhà độc tài phát xít Franco lên năm chính quyền ở Tây Ban Nha vào năm 1936.
Bức tranh Guernica của Picasso (Ảnh: Internet) |
Chỉ tới năm 1937, một ngôi làng nhỏ có tên Guernica ở Basque Country ở miền bắc Tây Ban Nha bị Đức Quốc xã và các chiến binh Ý phát xít theo yêu cầu của những người theo chủ nghĩa dân tộc Tây Ban Nha ném bom. Chứng kiến cảnh tàn phá đó, Picasso đã vẽ bức tranh sơn dầu mô tả cuộc ném bom và khắc hoạ lại sự đau khổ của những dân bởi bạo lực và hỗn loạn.
Bức tranh Guernica đã được trưng bày tại buổi trình diễn tiếng Tây Ban Nha tại Triển lãm Quốc tế Quốc tế Paris vào năm 1937 và sau đó tại các địa điểm khác trên thế giới. Triển lãm lưu diễn được sử dụng để gây quỹ cho cuộc chiến tranh chống phát xít ở Tây Ban Nha. Bức tranh trở nên nổi tiếng và được nhiều người hoan nghênh và đã giúp mang lại sự chú ý trên toàn thế giới về cuộc nội chiến Tây Ban Nha. Bức tranh được giới phân tích đánh giá là có ý nghĩa chống chiến tranh mạnh nhất thời bấy giờ.
Hình ảnh chim bồ câu của Picasso được sử dụng ở Đại hội thế giới vì hòa bình tại Paris năm 1949, Đại hội thế giới vì hòa bình tại Vienne, Đại hội thế giới vì hòa bình tại Moscow. (Ảnh: Internet) |
Sau Guernica, Picasso đã vẽ nhiều bức tranh chim bồ câu và gửi gắm vào đó tư tưởng chống chiến tranh và đứng hẳn về phía các lực lượng chống phát xít. Đó cũng là bước ngoặt quan trong để ông trở thành Đảng viên Đảng cộng sản Pháp.
Sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, trước nguy cơ xảy ra một cuộc chiến tranh thế giới mới, Picasso đã tích cực tham gia phong trào hòa bình chống chiến tranh.
Trước khi đại hội lần thứ nhất các Chiến sĩ hòa bình, Đại hội thành lập Hội đồng Hòa bình thế giới diễn ra tại Paris tháng 4/1949, nhà thơ cộng sản Pháp Aragong đã đề nghị ông vẽ bức tranh chim bồ câu treo trong Hội trường. Picasso đã vẽ bức tranh chim bồ câu thể hiện sự vui mừng của nhân dân thế giới sau chiến tranh nhưng cũng chứa đựng sự âu lo về nguy cơ chiến tranh.
Một bức hoạ về chim bồ câu của Picasso (Ảnh: Internet) |
Bức tranh đã tạo cho nhiều đại biểu sự xúc động. Trong các Đại hội và sự kiện hoạt động về hòa bình do Hội đồng hòa bình thế giới sau này, Picasso đã vẽ thêm nhiều bức tranh chim bồ câu khác nhau.
Tất cả đều nói lên khát vọng hòa bình chống chiến tranh mà nhân dân mong muốn. Những bức tranh chim bồ câu của danh họa không những được Hội đồng hoà bình thế giới sử dụng, hơn thế nữa, biểu tượng chim bồ câu đã được các họa sĩ khác mô phỏng và được sử dụng trong các hoạt động hòa bình sau này.
Vai trò quan trọng của phụ nữ Việt Nam trong khắc phục hậu quả bom mìn và gìn giữ hòa bình Ngày càng nhiều phụ nữ Việt Nam tham gia vào công việc “vốn được coi của nam giới” như rà phá bom mìn, đội trưởng đội xử lý bom mìn và quản lý các hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn. |
Nhóm tình nguyện viên đầu tiên của Chương trình Hòa bình tới Việt Nam Ngày 27/10, Chương trình Hòa bình chào đón nhóm 10 tình nguyện viên đầu tiên tới Việt Nam, theo như Hiệp định thực thi được ký kết vào năm 2020 giữa chính phủ Hoa Kỳ và chính phủ Việt Nam với cơ quan thực thi là Chương trình Hòa bình và Bộ Giáo dục và Đào tạo. |