Thừa Thiên Huế và Sê Kông (Lào) thắt chặt tình đoàn kết và tăng cường hợp tác trên nhiều lĩnh vực Nằm trong khuôn khổ chuyến công tác của Đoàn cán bộ cấp cao tỉnh Thừa Thiên Huế tại 04 tỉnh Khu vực Trung Nam Lào, Đoàn cán bộ cấp cao tỉnh Thừa Thiên Huế đã có buổi làm việc với chính quyền tỉnh Sê Kông. Hai tỉnh đã dành nhiều thời gian trao đổi về tình hình hợp tác trên các lĩnh vực giáo dục, đào tạo nguồn lực, y tế và hoạt động giao thương qua lại giữa 02 địa phương. |
Thắm tình đoàn kết hữu nghị Thanh Hóa - Hủa Phăn (Lào) Sáng 25/8 tại Thanh Hóa, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Lào, 45 năm Ngày ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam - Lào và 55 năm Ngày ký kết hợp tác hữu nghị giữa hai tỉnh Thanh Hóa - Hủa Phăn. |
Đại lễ cầu siêu nhằm tri ân các liệt sỹ quân tình nguyện, chuyên gia Việt Nam và bộ đội Lào hy sinh trong cuộc chiến chống kẻ thù chung, đồng thời để thế hệ trẻ hai nước hiểu hơn về giá trị hòa bình. Đây là lần đầu tiên đại lễ cầu siêu được hai nước phối hợp tổ chức.
Muôn lòng thành kính nguyện cầu
Ngay từ sáng sớm ngày 24/7, trời nắng nóng, đường xa, đồi cao, hàng nghìn người dân địa phương tới từ 21 bản của Phonsavan (Xiêng Khoảng), các tầng lớp cùng đông đảo bà con kiều bào, người Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại tỉnh Xiêng Khoảng đã tập trung tại Khu Điện thờ các anh hùng liệt sỹ Việt Nam - Lào để tham gia các nghi thức trong Đại lễ cầu siêu.
Các nhà sư Lào thực hiện nghi lễ cầu siêu theo tôn giáo Lào (Ảnh: Kim Thời). |
Đến đây còn có nhiều cựu chiến binh, quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam từng công tác, chiến đấu tại Lào.
Theo thông tin từ Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Xiêng Khoảng và Ban quản lý đền thờ: Đại lễ cầu siêu khai mạc lúc 7h30 và kéo dài tới 17h cùng ngày. Tham gia đại lễ cầu siêu có 21 nhà sư Việt – Lào và gần 100 tăng ni. Có khoảng 3.500 người dân hai nước đã tham gia đại lễ cầu siêu. Tại đây, các mẹ, các bà, các chị người Lào cùng con, cháu mặc lễ phục, trên tay mang chai nước, hoa tươi, nắm xôi theo phong tục Lào để tri ân các anh hùng, liệt sĩ. Các hội, đoàn Việt Nam cũng tham dự đại lễ theo nghi thức của người Việt.
Bà Kiều Thị Hằng Phúc, đại diện Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Luông Pha Băng cho biết: “Trong cuộc đấu tranh vô cùng ác liệt và gian khổ để giành lại độc lập cho nước Việt Nam và Lào, có rất nhiều cán bộ, chiến sỹ và chuyên gia quân tình nguyện Việt Nam đã anh dũng hy sinh trên các mặt trận và chiến trường Lào”.
Cũng theo đại diện Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Luông Pha Băng, chiến trường Cánh đồng Chum Xiêng Khoảng, tỉnh Xiêng Khoảng, tỉnh Xay Sổm Bun và tỉnh Viêng Chăn đã có hơn 15.000 các bộ, chiến sỹ quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam đã anh dũng hy sinh. Đến nay vẫn còn hàng nghìn cán bộ chiến sỹ Việt Nam nằm lại đâu đó trên đất nước Lào”.
Ông Hà Văn Cảnh, Chủ tịch Hội Người Việt Nam tỉnh Xiêng Khoảng cho biết: “Không có nơi nào trên nước bạn Lào không có dấu chân và máu của chiến sĩ quân tình nguyện Việt Nam. Gần 17.000 người đã hy sinh tại cao nguyên Xiêng Khoảng, trong đó thân thể của 6.000 người vẫn đang ở lại nơi đây, họ ở đâu đó trên trận địa năm xưa, ở đồi thông hay bên cạnh những bản làng”.
Thay mặt đoàn đại biểu cựu chiến binh Quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam từng chiến đấu tại Lào, Đại tá Trần Đắc Phong đã đọc lời tưởng niệm. Trong đó có đoạn: “Chúng tôi xin được dâng nén hương thơm, bày tỏ tấm lòng thành, cầu cho hương hồn các Anh hùng liệt sĩ đang yên nghỉ trong lòng đất mẹ tổ quốc Lào và Việt Nam, siêu thoát, an lạc cõi vĩnh hằng…”.
Nhân dân hai nước một lòng
Nhiều người kể rằng, năm 2007, trong một lần sang bản Nhuôn (huyện Pẹc, tỉnh Xiêng Khoảng, Lào) công tác, Đại đức Thích Nguyên Thọ, Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện Xuyên Mộc (Bà Rịa - Vũng Tàu) linh cảm thấy vùng đất này còn nhiều linh hồn chưa siêu thoát.
Ông luôn trăn trở, suy nghĩ về việc làm thế nào để siêu sinh tịnh độ cho những linh hồn đó. Năm 2009, khi trở lại Xiêng Khoảng, Đại đức đã chia sẻ ý tưởng xây dựng một khu điện thờ anh hùng liệt sĩ Việt Nam – Lào, tổ chức đại lễ cầu siêu với chính quyền nơi đây. Sau một thời gian, năm 2022, những ý tưởng, mong muốn đó đã được thực hiện.
Đông đảo người dân Lào từ sáng sớm đã tới tham gia nghi thức Xaybath (Cúng dường) để tri ân các liệt sỹ Việt Nam và Lào. (Ảnh: Kim Thời). |
Đến nơi tổ chức Đại lễ cầu siêu từ sớm, chị Sathda Sihanak (thị xã Phonesavan, tỉnh Xiêng Khoảng) mang theo hoa, nước, xôi. Chị nói: “Tôi đến đây để thực hiện các nghi thức cúng dường, lòng thành dâng lên các liệt sỹ ngụm nước, nắm xôi theo phong tục Lào để tri ân các liệt sỹ”.
Theo Ban tổ chức Đại lễ cầu siêu, chương trình thành công là có sự vào cuộc, hỗ trợ, đồng hành của hệ thống các cơ quan, tổ chức hai nước và 3.500 người dân Việt - Lào.
Cụ thể, tỉnh Xiêng Khoảng cấp 10ha đất cho cộng đồng làm Khu Điện thờ. Tại đại lễ, người dân 21 bản tại huyện Pẹc đã đóng góp 105 mâm cơm, các sở ban ngành của tỉnh Xiêng Khoảng đóng góp 60 mâm cơm, chị Hoa - Cơm phở Hà Nội, chị Hiền - Bánh mỳ Mali, anh chị Hùng Thành, anh chị Đức Vĩ, anh Thời Huân, gia đình cô Hai... hỗ trợ nhiều lương thực, thực phẩm cho Đại lễ…
Theo Ban tổ chức, cộng đồng người Việt Nam tại tỉnh Xiêng Khoảng dự kiến sẽ phối hợp với chính quyền tỉnh Xiêng Khoảng tổ chức đại lễ cầu siêu các anh hùng liệt sỹ, đồng bào tử nạn Việt Nam Lào theo hình thức thường niên.
Giữ gìn và phát triển quan hệ hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào Tối 2/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Lào đã long trọng tổ chức tiệc chiêu đãi kỷ niệm 77 năm Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam và kỷ niệm 60 năm ngày Việt Nam - Lào thiết lập quan hệ ngoại giao. |
Việt Nam - Lào vững bước đồng hành trên con đường phát triển Quan hệ gắn kết anh em giữa hai dân tộc Việt Nam và Lào đã được hình thành và hun đúc trong suốt quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước, trở thành mối quan hệ đặc biệt. |