Phát động cuộc thi “kỷ vật kể chuyện” nhân kỷ niệm 60 năm hữu nghị Việt Nam - Lào |
Cuộc thi Kỷ vật kể chuyện: Nhiều câu chuyện xúc động về tình nghĩa Việt - Lào |
Các kỷ vật được vợ chồng cựu quân tình nguyện Lê Reo lưu giữ trong khoảng thời gian từ 1965 đến 2017. Một số kỷ vật cụ thể như: chiếc típ đựng xôi của bà mẹ Lào; quyết định trao tặng huân chương Itxala hạng Nhất cho 4 liệt sĩ quân tình nguyện Việt Nam đã hy sinh anh dũng vì sự nghiệp cách mạng Lào…. Gần 60 kỷ vật cũng là gần 60 câu chuyện gắn liền với những kỷ vật ấy được ông Lê Reo viết tay với 115 trang giấy gửi đến Ban Tổ chức.
Cựu quân tình nguyện Lê Reo (phải) và Tổng Biên tập tạp chí Thời Đại Lê Quang Thiện ký biên bản giao, nhận kỷ vật (Ảnh: Hạnh Trần). |
Phát biểu tại buổi trao kỷ vật, ông Lê Reo cho biết: “Tôi làm nghĩa vụ quốc tế tại Lào từ năm 1965 đến năm 1975. Với tôi, Lào là quê hương thứ hai. Biết đến cuộc thi Kỷ vật kể chuyện qua báo chí, tôi rất tâm đắc với tên gọi của cuộc thi này bởi nó đơn giản nhưng sâu sắc. Chính vì vậy, dù đã gần 80 tuổi, chân đã yếu, mắt đã mờ, quỹ thời gian sống không còn nhiều nhưng tôi vẫn quyết định tham gia cuộc thi này”.
“Chúng tôi quyết tâm hưởng ứng và tích cực tham gia cuộc thi với tất cả ý thức chính trị, trách nhiệm xã hội, đem hết khả năng, điều kiện của mình để tuyên truyền, vận động đông đảo đồng đội, người dân, cán bộ, học sinh... cùng dự thi và sưu tầm, hiến tặng các kỷ vật, tư liệu, câu chuyện có thật liên quan đến cuộc thi. Làm được như vậy cũng chính là góp phần vun đắp tình hữu nghị, đoàn kết đặc biệt Việt Lào mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững, cụ thể nhất là đưa cuộc thi đến thành công rực rỡ", cựu quân tình nguyện Lê Reo chia sẻ.
Vợ chồng cựu quân tình nguyện Lê Reo trao tặng kỷ vật cho Ban Tổ chức cuộc thi "Kỷ vật kể chuyện" (Ảnh: Hạnh Trần). |
Thay mặt Ban Tổ chức cuộc thi "Kỷ vật kể chuyện", ông Lê Quang Thiện, Tổng Biên tập tạp chí Thời Đại khẳng định: “Ban Tổ chức sẽ lan tỏa giá trị của kỷ vật cũng như ước muốn của vợ chồng cựu quân tình nguyện Lê Reo đến với bạn đọc, người dự thi, cộng đồng hai nước một cách tốt nhất”.
Tham gia buổi trao tặng kỷ vật, Phó Đại sứ CHDCND Lào tại Việt Nam Chanthaphone Khammanichanh cho biết, trong số các kỷ vật được vợ chồng cựu chiến binh Lê Reo trao tặng có những kỷ vật được lưu giữ hơn nửa thế kỷ, gắn liền với quan hệ Việt - Lào và những năm tháng trong chiến tranh gian khổ của cựu quân tình nguyện Việt Nam. "Nếu không có những hiện vật, kỷ vật của các bác thì thế hệ sau không thể biết được các bác đã chiến đấu, giúp cách mạng Lào như thế nào", Phó Đại sứ Chanthaphone Khammanichanh nhấn mạnh.
Cựu quân tình nguyện Lê Reo giới thiệu các kỷ vật với đại diện Ban Tổ chức (Ảnh: Hạnh Trần). |
Cựu quân tình nguyện Lê Reo nguyên là Trợ lý Chính trị Trung đoàn Công binh 217, thuộc Bộ Tư lệnh Công binh. Trung đoàn Công binh 217 được giao nhiệm vụ mở đường mới, đảm bảo giao thông phục vụ chiến đấu, bảo vệ và mở rộng vùng giải phóng tại địa bàn 2 tỉnh Sầm Nưa và Xiêng Khoảng (Lào). Bên cạnh đó, Trung đoàn cũng xây dựng các công trình hang hầm kiên cố cho cơ quan Trung ương Neo Lào Hắc Xạt tại khu căn cứ kháng chiến Na Kay, đảm bảo an toàn tuyệt đối, phục vụ lãnh đạo cách mạng Lào thành công. |
Cảm ơn vợ chồng cựu quân tình nguyện Lê Reo dù tuổi cao song vẫn tích cực, hăng hái tham gia cuộc thi “Kỷ vật kể chuyện”, Phó Đại sứ CHDCND Lào tại Việt Nam Chanthaphone Khammanichanh khẳng định, vợ chồng ông đã tiếp lửa cho thế hệ trẻ hai nước gìn giữ và tiếp tục vun đắp quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt, gắn bó thủy chung, trong sáng, hợp tác toàn diện Việt Nam – Lào.
Trung tướng Nguyễn Tiến Long - Phó Chủ tịch Trung ương Hội hữu nghị Việt Nam - Lào, đề nghị Ban Tổ chức bảo quản, giữ gìn các kỷ vật mà vợ chồng cựu quân tình nguyện Lê Reo trao tặng. Ông nhấn mạnh Hội hữu nghị Việt Nam - Lào luôn đồng hành cùng tạp chí Thời Đại, Đại sứ quán CHDCND Lào tại Việt Nam và Hội hữu nghị Lào - Việt Nam trong cuộc thi "Kỷ vật kể chuyện", góp phần chuyển tải những giá trị cao quý của quan hệ đoàn kết đặc biệt Việt Nam - Lào tới các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ, một cách mới mẻ hơn và hấp dẫn hơn.
Cuộc thi là dịp để nhân dân Việt Nam – Lào kể lại câu chuyện về mối quan hệ vĩ đại của Đảng, Nhà nước và nhân dân hai nước. Đó là quá khứ hào hùng, gian khó, thủy chung gắn bó với nhau; là cuộc sống hôm nay hiện đại, sôi động, phong phú trên mọi lĩnh vực và đầy tin tưởng, hoài bão, ước mơ vào tương lai của các thế hệ, các giai tầng trong xã hội từ các em học sinh đến các lão thành cách mạng, cựu chuyên gia, cựu quân tình nguyện, trí thức... Ngoài việc giới thiệu, viết về các kỷ niệm, hồi ức và những mong muốn, khát vọng xung quanh kỷ vật, các tác giả có thể trưng bày kỷ vật tại không gian lễ trao giải; hiến tặng kỷ vật; gửi gắm tâm nguyện kết nối lại với những người bạn xưa, đồng đội cũ, trở về địa danh năm xưa hay tìm được nửa còn lại của vật hẹn ước... Đó là tiếng vọng của kỷ vật mà cuộc thi muốn truyền tải. Ông Lê Quang Thiện, Tổng Biên tập tạp chí Thời Đại |
60 năm quan hệ Việt - Lào: Nghĩa tình sắt son bên dòng sông Mã |
Vun đắp tình đoàn kết, hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa Luang Namtha (Lào) với các địa phương của Việt Nam |