Hiện tượng rating ảo gây thiệt hại cho đài phát thanh - truyền hình

2025-01-17 19:23:14
ictnews Theo Cục trưởng Cục Phát thanh – Truyền hình và Thông tin điện tử Nguyễn Thanh Lâm, trên thị trường quảng cáo đã có dịch vụ nhận đẩy chỉ số rating (chỉ số dùng để đánh giá sự quan tâm theo dõi của khán giả đối với một chương trình - PV), gây thiệt hại cho đài phát thanh – truyền hình (PT-TH).


Chiều 20/3, tại Hà Nội, Bộ TT&TT tổ chức Hội nghị Triển khai kế hoạch công tác năm 2019 và tổng kết phong trào thi đua khen thưởng năm 2018 lĩnh vực phát thanh – truyền hình (PT-TH).

Phát biểu tại Hội nghị, Cục trưởng Nguyễn Thanh Lâm lưu ý: Hiện nay trên thị trường quảng cáo có một số nhóm người nhận dịch vụ đẩy chỉ số rating lên theo yêu cầu và thu tiền rất cao. Một số chương trình có thể không được yêu thích, không có người xem nhưng lại được tác động để đẩy chỉ số rating tăng lên như mong muốn; không nhất thiết phải đẩy mạnh đầu tư nội dung nhưng chương trình vẫn có chỉ số rating cao để thuận lợi trong “đàm phán” quảng cáo.

Cục trưởng Cục Phát thanh – Truyền hình và Thông tin điện tử Nguyễn Thanh Lâm phát biểu tại Hội nghị Triển khai kế hoạch công tác năm 2019 và tổng kết phong trào thi đua khen thưởng năm 2018 lĩnh vực phát thanh – truyền hình.

“Chỉ với công thức tác động rating để có được số liệu đo lường như mong muốn cộng với việc mạnh tay chi hoa hồng quảng cáo, các doanh nghiệp/kênh liên kết ngày càng có lợi thế thu hút thêm nhiều quảng cáo và đạt được hiệu quả về doanh thu, lợi nhuận hơn so với các đài PT-TH. Pháp luật cho phép việc liên kết và các đài đã đồng ý liên kết, nhưng do nảy sinh xung đột lợi ích giữa các đài và các kênh liên kết khi các kênh liên kết có cơ chế thông thoáng hơn, chỗ này chỗ khác đã có cách làm không chuẩn mực để đẩy rating, gây thiệt hại cho đài PT-TH”, ông Nguyễn Thanh Lâm nhấn mạnh.

Cũng theo Cục trưởng Cục Phát thanh – Truyền hình và Thông tin điện tử, mới đây, cơ quan quản lý nhà nước đãt nhận được một số ý kiến của các đài PT-TH trong đó có Đài PT-TH Vĩnh Long đưa ra những nguyên nhân, vướng mắc trong việc phát triển quảng cáo, tăng nguồn thu…, trong đó có nguyên nhân về sự chi phối của rating ảo.

Thống kê của Cục Phát thanh – Truyền hình và Thông tin điện tử cho biết, cả nước hiện có 72 cơ quan báo chí được cấp phép hoạt động PT-TH; 278 kênh PT-TH trong nước đã được cấp phép, 70 kênh truyền hình nước ngoài được cấp phép biên tập để cung cấp trên dịch vụ truyền hình trả tiền; 2 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ PT-H quảng bá; 36 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền; số lượng thuê bao truyền hình trả tiền tính đến hết năm 2018 đạt 14,5 triệu thuê bao, tổng doanh thu thuê bao truyền hình trả tiền ước đạt 8.000 tỷ đồng, tăng khoảng 2,5% so với cùng kỳ năm 2017.

Tính đến hết năm 2018, tổng số nhân sự ngành PT-TH ước khoảng 18.400 người, khoảng 7.500 người đã được cấp thẻ nhà báo.

Năm 2018, ngân sách nhà nước cấp cho toàn ngành PT-TH là 2.554 tỷ đồng, doanh thu (trong đó có doanh thu quảng cáo) toàn ngành là 11.079 tỷ đồng, riêng doanh thu của 64 đài PT-TH địa phương là 6.189 tỷ đồng.

Một số đài PT-TH lớn vẫn giữ vững tốc độ phát triển, đạt doanh thu tốt như Đài Vĩnh Long đạt tổng doanh thu 1.947 tỷ đồng (doanh thu quảng cáo là 1.664 tỷ đồng), Đài Truyền hình TP.HCM đat 1.600 tỷ đồng (doanh thu quảng cáo 1.350 tỷ đồng), Đài Tiếng nói nhân dân TP.HCM 94 tỷ đồng (doanh thu quảng cáo 48 tỷ đồng)…

Tuy nhiên, nhìn chung, nguồn thu hoạt động PT-TH ngày càng giảm. Hiện nay, các đài PT-TH đa phần dựa vào nguồn thu từ hoạt động quảng cáo, nhưng từ cuối năm 2016 tới nay, doanh thu quảng cáo sụt giảm mạnh do sự dịch chuyển sang các nền tảng quảng cáo số, xuyên biên giới, và sự cạnh tranh mạnh mẽ của các loại hình truyền thông khác.

Nguồn bài viết : Tin tức bóng đá châu âu

Top