Lính "mũ nồi xanh" mang cây nêu Tết Việt Nam ra thế giới Giống như nhiều nét văn hóa đặc sắc luôn được gìn giữ và duy trì trong ngày Tết, cây nêu Việt Nam đã được dựng lên bởi chính những người lính "mũ nồi xanh" đang làm nhiệm vụ tại châu Phi - nơi cách xa quê hương hàng chục nghìn cây số. |
29 Tết vẫn mở cửa đón nhân dân và khách quốc tế vào Lăng viếng Bác Ngày 31/1/2022, tức ngày 29 Tết, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn mở cửa đón tiếp nhân dân và khách quốc tế tới viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh. |
Để có được những chiếc bánh chưng xanh, từ nhiều ngày trước, các thành viên trong Ban liên lạc đã phân công nhau cắt được gần 6.000 lá dong, trong đó có cả lá dong trồng làm cảnh và lá dong từ các khu trang trại hay ven rừng. Không thể tìm được giang để làm lạt, mọi người đã sử dụng dây nylon để gói bánh.
Ông Nguyễn Như Hảo, Trưởng Ban Liên lạc người Việt tại bang Johor cho biết với sự hỗ trợ từ Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia, các mạnh thường quân và các nhóm thiện nguyện, Ban liên lạc đã gói được hơn 1.000 bánh chưng để trao tặng đồng bào Việt Nam đang sinh sống, làm việc tại bang Johor và khu vực lân cận.
Ông Hảo cũng cho biết do tình hình dịch bệnh, trong 2 năm qua bà con không thể thu xếp về Việt Nam ăn Tết. Thông qua chương trình, Ban Liên lạc muốn lan tỏa yêu thương và giữ gìn nét đẹp truyền thống của người Việt trên mảnh đất Malaysia.
Ngay từ ngày 25/12, khi hai nồi bánh đầu tiên đã chín, các thành viên Ban Liên lạc đã nhanh chóng tổ chức trao tặng tận tay những chiếc bánh chưng xanh chứa chan tình đồng bào tới bà con, lao động đang học tập và sinh sống tại Johor, Kuala Lumpur.
Ban liên lạc người Việt tại bang Johor (Malaysia) tổ chức trao tặng bánh chưng cho cô dâu Việt, lao động Việt Nam đang làm việc, sinh sống tại Malaysia. Ảnh:TTXVN |
Cùng với đó, đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia cùng Ban liên lạc người Việt tại Johor cũng trực tiếp đến các công ty có nhiều công nhân Việt Nam đang làm việc để thăm hỏi, chúc Tết và tặng quà.
Nhận quà từ Ban liên lạc, anh Nguyễn Trọng Hưng, 27 tuổi, quê Nghệ An, công nhân làm việc tại công ty Song Lin Garment Sdn Bhd đã rất xúc động và bày tỏ sự cảm ơn của mình cùng anh chị em công nhân, gửi lời chúc mừng năm mới tới đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia, Ban liên lạc và bà con người Việt tại Malaysia.
Sau hơn 10 năm sinh sống, làm việc và kết hôn với người Malaysia, chị Nguyễn Thị Liên, sinh năm 1978, quê Phú Thọ chia sẻ: “Tôi đã sang Malaysia sinh sống, làm việc và kết hôn được 10 năm. Đây là lần đầu tiên tôi nhận được món quà đầy ý nghĩa từ cộng đồng người Việt cho những người con xa quê hương, giúp chia sẻ yêu thương tới các cô dâu Việt khiến tôi rất xúc động, càng nhớ quê hương.”
Cùng với đó, cộng đồng người Việt tại khu vực Klang (Kuala Lumpur, Selangor và Putrajaya) cũng đã tổ chức gói hơn 100 bánh chưng cho Tết cộng đồng và trao tặng bánh chưng, quà tết cho trên 50 anh chị em người Việt có hoàn cảnh khó khăn tại Selangor, góp phần san sẻ nỗi vất vả, đem không khí xuân tới bà con.
Đặc biệt, thay vì sử dụng thịt lợn làm nhân gói bánh, các thành viên trong Ban liên lạc đã dùng thịt gà cùng gạo, đỗ xanh, hạt tiêu để làm nên những chiếc bánh chưng tiêu chuẩn "halah" (cho phép đối với người Hồi giáo) khi có nhiều cô dâu Việt và lấy chồng người Malaysia theo đạo Hồi.
Năm nào cũng vậy, từ vài ngày trước thời điểm tiễn “ông Táo” lên trời, phật tử đã hân hoan, háo hức đổ về chùa Phổ Đà ở Berlin (Đức) để được tham gia hoạt động gói bánh chưng. Mỗi người một việc, tùy theo khả năng đóng góp của mình như lau lá, đãi gạo, thổi đỗ, bắc nồi hay châm củi luộc bánh... Họ vừa làm vừa ôn lại những câu chuyện về Tết cổ truyền, về quê hương đất nước và về những vui buồn cuộc sống.
Đặc biệt, hoạt động này còn có cả các sinh viên, lưu học sinh và thanh niên sinh ra, lớn lên tại Đức cũng theo bố mẹ vào chùa tham gia hoạt động từ thiện đón Xuân.
Các phật tử tập trung gói bánh chưng tại chùa Phổ Đà ở thủ đô Berlin, Đức. Ảnh: TTXVN |
Chị Phạm Quỳnh Nga - pháp danh Quảng Huệ Châu, một Việt kiều sống xa quê hơn 30 năm, cho biết bánh chưng chùa Phổ Đà đã trở thành thương hiệu tại Đức. Hàng năm, phật tử xa gần đều mong ngóng đến ngày gói bánh chưng để được nhớ về nét văn hóa quê hương và chia sẻ, trò chuyện về những tục lệ của người Việt trong ngày Tết cổ truyền.
Chị chia sẻ: “Chúng tôi, những người con xa xứ, những ngày này càng nhớ gia đình, rất muốn được về quê hương nhưng do dịch bệnh nên không thể thu xếp trở về. Được tham gia hoạt động gói bánh chưng do thầy Thích Pháp Nhẫn, trụ trì chùa Phổ Đà, tổ chức thấy vô cùng phấn khởi và có ý nghĩa. Nó không chỉ gợi nhớ cho chúng tôi những kỷ niệm ngày xưa, được sống bên gia đình, đón không khí Tết rất vui và ấm áp, mà còn tạo ra một nét văn hóa để con cháu sau này duy trì và lưu giữ".
Một trong những ý nghĩa nhân văn không thể không kể đến là những chiếc bánh chưng chay mang thương hiệu chùa Phổ Đà, hầu như được bà con đặt từ trước, sẽ được “thỉnh” về thắp hương trong mâm cơm ngày Tết. Số tiền thu được không chỉ để xây dựng, sửa chữa nhà chùa mà còn được góp vào quỹ từ thiện để gửi về quê hương chia sẻ với những khó khăn của bà con trong nước mỗi khi gặp thiên tai hay địch họa.
Hướng dẫn làm gân bò ngâm dấm, món ăn "đắt khách" ngày Tết Gân bò ngâm giấm là món ăn được nhiều người yêu thích không chỉ trong dịp Tết. Cùng tìm hiểu cách làm món ngon khó cưỡng này ngay dưới đây nhé. |
Hội chợ Xuân mang không khí Tết cổ truyền tới kiều bào tại Lào Sáng 27/1, tại Trung tâm Văn hóa Việt Nam, thủ đô Viêng Chăn (Lào) đã diễn ra lễ khai mạc hội chợ Xuân Nhâm Dần năm 2022. |