Hội hữu nghị hai nước Việt Nam và Thái Lan: Tăng cường kết nối doanh nghiệp, giao lưu nhân dân Ngày 6/3, tại Hà Nội, ông Nguyễn Văn Thành, Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam - Thái Lan, đã làm việc với Đoàn công tác Hội hữu nghị Thái Lan - Việt Nam do ông Sanan Angubolkul, Chủ tịch Hội làm trưởng đoàn. Hai bên thống nhất phát huy vai trò của hai Hội hữu nghị trong việc kết nối doanh nghiệp, đặc biệt là khối doanh nghiệp tư nhân, thúc đẩy giao lưu nhân dân hai nước. |
Đường bay thẳng Hà Nội - Kuala Lumpur: Mở ra nhiều cơ hội thúc đẩy giao lưu nhân dân “Việc khôi phục đường bay thẳng Hà Nội - Kuala Lumpur sau dịch Covid-19 tạo ra nhiều cơ hội thúc đẩy ngoại giao nhân dân, tăng cường hơn nữa quan hệ song phương Việt Nam - Malaysia”. Đây là phát biểu của ông Tan Yang Thai, Đại sứ Malaysia tại Việt Nam tại buổi gặp Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (VUFO) Nguyễn Phương Nga vào ngày 13/3, tại Hà Nội. |
Cộng đồng người Việt Nam sống tại Pháp lên tới khoảng 300.000 người
Đại sứ Pháp tại Việt Nam Nicolas Warnery cho biết, giao lưu nhân dân thể hiện rõ nhất trong đại dịch Covid-19. Khi nước Pháp đối mặt với làn sóng Covid-19, nhiều khoản viện trợ, khẩu trang của các đối tác, người dân Việt Nam đã được gửi đến Đại sứ quán Pháp để chuyển sang Pháp giúp người dân. Ngược lại, khi Việt Nam bùng phát dịch, Pháp đã viện trợ 2 triệu liều vaccine cho Việt Nam.
"Tình cảm nhân dân hai nước phát triển một cách rõ ràng, sôi động đã góp phần gia tăng tình cảm nồng ấm, sự đan xen văn hóa và gắn bó, gắn kết giữa nhân dân hai nước", Đại sứ cho biết.
Đại sứ Pháp tại Việt Nam Nicolas Warnery phát biểu tại họp báo (Ảnh: Phạm Lý). |
Còn theo bà Sophie Maysonnave, Tham tán hợp tác và hoạt động văn hóa Pháp, cộng đồng người Việt Nam ở Pháp có tới khoảng 300.000 người. Bên cạnh đó, nhiều người Pháp sinh sống làm việc tại Việt Nam và có nhiều gia đình Việt - Pháp.
Ngoài ra, Pháp có nhiều hỗ trợ cho Việt Nam trên mọi lĩnh vực. Mỗi năm, Pháp dành 1,5 triệu EURO học bổng cho sinh viên Việt Nam. Có nhiều sinh viên Pháp sang Việt Nam học tập chuyên nghành luật pháp. Giáo sư Ngô Bảo Châu là một minh chứng rõ trong điều này. Giáo sư Ngô Bảo Châu đã sang Pháp học tập và trở thành nhà toán học nổi tiếng trên thế giới.
Pháp đã giúp Việt Nam đào tạo 3.000 bác sĩ và nhiều bác sĩ Pháp sang Việt Nam học tập, công tác. Nhiều tổ chức phi chính phủ của Pháp đang hoạt động tại Việt Nam trong nhiều lĩnh vực. Tại Thế vận hội Olympic Paris 2024, dự kiến sẽ có 10 tình nguyện viên của Việt Nam tham dự. Ngoài ra, có nhiều tác giả văn hóa, nghệ sĩ tham gia giao lưu thắt chặt mối quan hệ hai nước.
Ngày hội lớn của người dân 2 nước
Đại sứ Nicolas Warnery cũng cho biết, nhiều hoạt động sẽ được diễn ra trong năm Kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Pháp (1973-2023) và 10 năm quan hệ đối tác chiến lược (2013-2023).
Bên cạnh các chuyến thăm cấp cao của lãnh đạo hai nước, còn diễn ra các chương trình, sự kiện đại chúng, diễn ra nhiều thành phố như: Hội nghị hợp tác giữa các địa phương Việt Nam và Pháp lần thứ 12; Triển lãm 3D về Quốc tử giám, Sự kiện Dạo quanh nước Pháp với các gian hàng ẩm thực, giao lưu, trải nghiệm của Pháp; Triển lãm về nước Pháp; Công chiếu vở nhạc kịch Hoàng tử bé; Tổ chức cuộc thi thời trang, tổ chức các hội thảo ở các trường đại học Việt Nam để nhấn mạnh tầm quan trọng mối quan hệ hai nước, Trình chiếu ánh sáng tại Huế…
“Các hoạt động diễn ra phong phú, đa dạng diễn ra ở nhiều nơi và có sự tham gia của công chúng. Kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao hai nước Việt Nam - Pháp sẽ trở thành ngày hội của người dân”, Đại sứ chia sẻ.
Quang cảnh buổi họp báo. |
Tại buổi họp báo, Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ Hà Nội Trần Nghĩa Hòa chia sẻ về Hội nghị hợp tác giữa các địa phương Việt Nam và Pháp lần thứ 12. Theo đó, hội nghị sẽ diễn ra tại Hà Nội từ ngày 13-15/4.
Hội nghị xoay quanh 4 phiên hội thảo chuyên đề về Cơ hội và thách thức về môi trường, Nước và Xử lý nước; Thành phố thông minh và số hóa; Văn hóa, Di sản và Du lịch; Đô thị bền vững.
Bên cạnh đó, nhiều hoạt động bên lề cũng được tổ chức nhằm thắt chặt hơn nữa tình đoàn kết, giao lưu giữa các địa phương, đối tác của hai nước như: Không gian quảng bá các địa phương (với quy mô 100 - 120 gian hàng quảng bá, giới thiệu về văn hóa, địa điểm du lịch, các sản phẩm tiêu biểu, đặc trưng của các địa phương Việt Nam); Lễ hội “Balade en France” (với quy mô 50 gian hàng của các doanh nghiệp Pháp - Việt hoạt động trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn, nông nghiệp, thực phẩm, được tổ chức dưới hình thức hội chợ nhằm giới thiệu đến công chúng về ngành nông nghiệp, công nghệ thực phẩm Pháp và nghệ thuật văn hóa ẩm thực Pháp); Diễn đàn kinh tế Việt Nam - Pháp; Các hoạt động gặp gỡ, tiếp xúc giữa chính quyền với chính quyền (G2G), chính quyền với doanh nghiệp (G2B), doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B); Triển lãm ảnh về quan hệ Việt Nam - Pháp và hợp tác cấp địa phương Việt Nam - Pháp.
Ngoài ra, hội nghị còn có chương trình thăm quan các khu danh thắng trong và ngoài Hà Nội, nhất là các địa điểm, công trình dự án hợp tác Hà Nội với Pháp như: Bảo tàng về khảo cổ học tại khu di sản thế giới Hoàng Thành Thăng Long, các địa điểm du lịch di sản tại Khu phố cổ Hà Nội (do Hà Nội và Toulouse hợp tác thực hiện), Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Vườn hoa Diên Hồng, Dự án bảo tồn, trùng tu Biệt thự Pháp cổ 49 Trần Hưng Đạo (do Hà Nội và Ile-de-France hợp tác thực hiện).
Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ Hà Nội cho biết hiện có 30 địa phương của Việt Nam và 20 địa phương, tổ chức, trường Đại học của Pháp đăng ký tham dự.
Việt Nam và Pháp sẽ tiếp tục là đối tác tin cậy, hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau Ngày 28/2 tại trụ sở Bộ Công Thương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tiếp và làm việc với Ngài Olivier Becht - Bộ trưởng đặc trách Ngoại thương, Sức thu hút của nước Pháp và người Pháp ở nước ngoài. |
Các công dân Pháp định cư tại Việt Nam làm nên một cộng đồng sống động và năng động Đây là những chia sẻ của ông Olivier Becht - Bộ trưởng ủy quyền phụ trách ngoại thương, thu hút nước ngoài của Pháp trong chuyến thăm Việt Nam nằm trong khuôn khổ các hoạt động kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao giữa Pháp và Việt Nam và 10 năm quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước. |