Bát hương "khổng lồ" ở Phú Thọ: Thắp hương sao cho đúng?

2025-01-17 19:21:30
Lễ cưới của hoàng tử triều Nguyễn cầu kỳ đến mức nào? Lễ cưới của công chúa triều Nguyễn thời xưa diễn ra như thế nào? Tập tục xưa trong Tết Trung thu: 3 ngày làm cỗ cúng gia tiên, tối đến bày cỗ thưởng nguyệt

Mới đây mạng xã hội xôn xao hình ảnh bát hương "khổng lồ" được cho là ở huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên vốn là tục lệ được gìn giữ và duy trì từ ngàn đời nay của người Việt. Vì vậy hình ảnh bát hương với hàng trăm chân nhang, đặc biệt nhang không bị rụng tàn khiến nhiều người cảm thấy lạ kỳ và đặt dấu hỏi.

Hình ảnh bát hương với hàng trăm chân nhang chưa được rút tỉa gây tò mò với nhiều người.
Hình ảnh được cho là tại một gia đình ở Phú Thọ.

Bên cạnh những ý kiến tò mò, không hiểu lý do tại sao gia chủ lại để bát hương như vậy, nhiều người cũng cảm thấy bất bình vì cho rằng ban thờ là nơi cần sự sạch sẽ, trang nghiêm. Người Việt từ bao đời nay đều có tục lệ dọn dẹp ban thờ (bao sái bát hương) vào mỗi dịp cuối năm. Ngoài ra bất cứ khi nào thấy ban thờ chưa được thanh tịnh thì cần phải tiến hành lau dọn ngay.

Một số ý kiến khác cảm thấy lo lắng vì bát hương như này sẽ làm tăng nguy cơ hỏa hoạn. "Thật sự chỉ thấy nguy hiểm khi thắp hương kiểu để tàn cuốn thành từng lớp như này", một bình luận đáng chú ý nhận được sự đồng tình của nhiều người.

Nhiều người cho rằng gia chủ dùng loại nhang không bị rụng tàn nên mới như vậy.
Ụ mối đùn ở dưới sập gụ.

Thắp hương thế nào cho đúng?

Trong đời sống tâm linh của người Việt, thắp hương trên bàn thờ tổ tiên đã trở thành phong tục, tập quán, một nét đẹp trong văn hóa tín ngưỡng. Mỗi một nén hương dâng tổ tiên là thể hiện những ước mong tốt đẹp của con cháu. Nén hương cũng mang ý nghĩa duy tri sự gắn kết giữa người nay và người xưa, giữa hiện tại và quá khứ.

Chia sẻ trên báo Kiến thức, PGS.TS Trình Năng Chung, Viện Khảo cổ học Việt Nam cho biết: "Từ những tư liệu khảo cổ học cho thấy, tục thắp và dâng hương cho tổ tiên, thần linh có từ cách đây gần 6.000 năm".

Về việc thắp hương thế nào cho đúng, PGS.TS Trình Năng Chung trả lời trên báo Kiến thức như sau:

“Trong thuyết âm dương lưỡng hợp, số lẻ tượng trưng cho cõi dương, số chẵn tượng trưng cho cõi âm. Số dương nhỏ nhất là 1, số âm nhỏ nhất là 2, cộng hai số nhỏ của âm và dương bằng 3 (1 + 2 = 3). Đây là con số tượng trưng cho sự hòa hợp giữa âm và dương, là sự phát triển bền vững trường tồn, may mắn, thuận lợi. Trong đó, bội số của 3 là 9, tượng trưng cho đỉnh cao hạnh phúc, an lành viên mãn.

Do vậy, trong khi thực hành hành vi thắp và dâng hương trong lễ cúng tổ tiên, thần, thánh người ta thắp hương theo con số lẻ là 1, 3, 5, 7, 9. Tuy nhiên, khi thắp hương người ta thường thắp 3 nén, vừa đủ gói trọn triết lý sâu xa con số 3 như trên đã diễn giải. Trong thực tế, có người thắp 1 nén hương khi thờ cúng cũng được, nhưng đây chưa phải là con số đẹp, mà phải là 3 nén. Điều cốt yếu là chính ở lòng thành người thắp và dâng hương”.

Chia sẻ về việc lau dọn bàn thờ, Tiến sỹ Vũ Thế Khanh (Tổng Giám đốc Liên hiệp Khoa học công nghệ tin học ứng dụng UIA) cho biết trên báo Dân trí: “Việc lau dọn ban thờ là để bày tỏ lòng thành tâm, hiếu nghĩa, tri ân đối với người đã mất. Bất cứ khi nào thấy ban thờ chưa được trang nghiêm, thanh tịnh thì cần phải tiến hành lau dọn ngay, hoặc việc lau dọn có thể theo định kỳ các tháng, không nhất thiết cứ phải chờ đến dịp cuối năm.

Trước khi bắt đầu, người dọn dẹp ban thờ phải tắm rửa sạch sẽ rồi thắp hương để “xin phép” thần linh và gia tiên. Khi tỉa bớt chân hương, gia chủ sẽ rút từng chút một cho tới khi còn một số lẻ trong bát hương (thường là 3, 5, 7, 9). Số còn lại sẽ được mang đi hóa thành tro, đổ xuống sông hoặc vùi vào gốc cây. Cần lưu ý, tuyệt đối không được vứt chân hương hoặc các đồ thờ cúng khác vào thùng rác hoặc nơi ô uế.

Nên thường xuyên tỉa các chân hương (chỉ để lại 3 chiếc chân hương là được), không nên để nhiều chân hương vì như vậy bát hương bị rác, bàn thờ sẽ nhanh bụi bậm. Đối với các bức tượng bằng đồng, thì không nên lau rửa bằng rượu, cồn, hoặc hóa chất, để tránh cho đồng khỏi bị ô-xi hóa, han rỉ thành màu xanh hoặc nhanh bị xỉn”.

Xem thêm:

Lễ hội Thành Tuyên 2019 diễn ra vào ngày nào?

Lễ hội Thành Tuyên - lễ hội được mong đợi nhất mỗi dịp Tết Trung thu sẽ diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 12/9-14/9/2019 ...

Nguồn gốc và ý nghĩa Tết Trung thu 15/8 âm lịch

Tết Trung thu hay rằm Trung thu rơi vào ngày 15/8 âm lịch. Đây được coi là ngày tết của trẻ em, còn được gọi ...

Cầu tự - tục lệ hình thành từ khao khát có con của những gia đình hiếm muộn thời xưa

Không rõ tục cầu tự có từ khi nào, chỉ biết từ thời thượng cổ đã có những nhà hiếm muộn đi đền chùa lễ ...

24 điều kiêng kỵ từ xa xưa của người Việt vẫn còn phổ biến ngày nay

Trong cuốn "Việt Nam phong tục", Phan Kế Bính liệt kê những điều kiêng kỵ của người Việt, một số điều vẫn còn được áp ...

Vì sao thời xưa có tục mẹ tặng con gái đi lấy chồng một chiếc trâm hay bảy chiếc kim?

Thời xưa, trước khi con gái đi lấy chồng, người mẹ luôn tặng con một gói quà, trong đó có một chiếc trâm hay bảy chiếc ...

Ý nghĩa hay của lễ xin dâu trong đám cưới của người Việt

Lễ xin dâu là một lễ rất nhỏ nhưng là nghi thức không thể thiếu trong đám cưới của người Việt từ xưa đến nay.

Nguồn bài viết : Việt Nam có báo nhiều casino

Top